Nhưng Barley đã nói tiếp, với một giọng điềm tĩnh hơn trước:
- Trong những năm của thập niên ba mươi, chắc ông cũng đã biết, bố tôi có
sáng lập một Câu lạc bộ đọc sách Liên Xô, nhưng Câu lạc bộ ấy đã không
tồn tại được bao lâu. Và trong thời kỳ chiến tranh, khi nào ông cụ tìm được
giấy, ông cụ in những tài liệu tuyên truyền ủng hộ Liên Xô, tán dương
Staline.
- Và sau chiến tranh ông cụ làm gì? Có phải cuối tuần nào ông cụ cũng
sang bên ấy để giúp họ xây bức tường Berlin không?
- Bố tôi có những ước mơ, nhưng rồi ông cụ đã thất vọng.
Sheriton thở dài, rồi nói:
- Ông Brown, còn đây là hồ sơ của ông: bố ông là một phần tử thân Cộng,
nhưng về sau đã thất vọng. Trong tám năm tiếp theo cái chết của bố ông,
ông đã sáu lần sang Liên Xô và ở đó một thời gian. Ông đã bán được cho
người Nga bốn quyển sách của ông, đúng là bốn quyển. Và ông đã xuất bản
được ba quyển sách của họ, đúng là ba quyển. Ông đã gần phá sản, nhưng
người ta đã ước tính chi phí của ông trong các chuyến đi là mười hai ngàn
đồng bảng Anh, và các chuyến về chỉ một ngàn chín trăm bảng mà thôi.
Ông ly dị vợ, không có những sự ràng buộc, và ông học một trường tư. Ông
uống rượu như uống nước, và có bạn bè trong giới nhạc jazz. Nhìn từ
Washington, ông là một kẻ vớ vẩn hiền lành. Nhìn gần, ông là một con
người hấp dẫn, nhưng làm sao tôi có thể biện minh với Ủy ban Lưỡng viện
Quốc hội sắp tới mà các ủy viên nhất quyết cho rằng các tài liệu của
Goethe làm cho pháo đài Mỹ lâm nguy?
- Vì sao lại lâm nguy? - Barley hỏi.
- Xin lỗi, ông nói gì?
- Vì sao các tài liệu của Goethe làm cho họ sợ? Nếu người Nga không có
một trục bắn tốt, thì pháo đài Mỹ phải mừng rỡ mới phải chứ?
- Ôi, người ta mừng rỡ chứ sao! Ông Brown, hãy suy nghĩ đi! Người ta
đắm mình trong hoan lạc. Mặc kệ Tư lệnh tối cao Quân lực Mỹ tin chắc
như đinh đóng cột rằng vũ khí nặng của Liên Xô có một độ chính xác đáng
sợ. Mặc kệ tất cả vấn đề của chúng ta là phải biết sự tác xạ của họ chính
xác đến mức nào; khi người ta có sự chính xác, người ta có thể phá hủy các