nào tính đến chuyện viết hồi ký được. Thế nhưng, vào năm 1956, hoàn
cảnh đã đưa đẩy bà Sayuri di cư sang Hoa Kỳ. Bà đã ở tại khách sạn
Waldorf ở New York 40 năm, bà biến căn hộ ở trên tầng thứ 32 của khách
sạn này thành một ngôi nhà theo kiểu Nhật tuyệt đẹp. Nhưng cuộc sống của
bà ở đây cũng rất nhộn nhịp, căn hộ của bà luôn luôn có nhiều nghệ sĩ, trí
thức, doanh nhân Nhật lui tới – thậm chí có cả các ông Bộ trưởng trong nội
các và một vài găng tơ nữa. Mãi cho đến năm 1985, nhờ có người quen giới
thiệu, tôi mới gặp được bà. Là người nghiên cứu về nước Nhật, tôi đã biết
tên tuổi của Sayuri, nhưng hầu như tôi không biết tí gì về bà hết. Nhờ tình
bạn ngày càng thắm thiết, bà tin tưởng vào tôi. Một hôm, tôi xin phép bà
cho tôi viết về câu chuyện đời bà.
Bà trả lời tôi:
- Được thôi, Jakob-san, nếu ông đích thân ghi âm lời kể của tôi.
Thế là chúng tôi bắt đầu công việc. Sayuri nói rằng bà muốn đọc hồi ký
hơn là viết, vì bà đã quen nói mặt đối mặt với người khác, chứ bà không
biết cách viết lách ra sao khi ngồi một mình trong phòng. Tôi đồng ý, và
bản thảo của tôi đã được bà đọc cho chép 18 tháng liền. Tôi không rành
tiếng thổ ngữ ở Kyoto của Sayuri – như các nàng geisha được dân ở đấy
gọi là geiko, áo kimono thì được kêu là Obebe – nên khi bắt tay vào việc,
tôi đã phải rất vất vả mới dích được đúng nghĩa của chúng. Ngay từ đầu, tôi
đã bị thế giới của bà cuốn hút. Chúng tôi thường gặp nhau vào các buổi tối,
vì theo thói quen lâu ngày của Sayuri, buổi tối là lúc tinh thần của bà linh
họat nhất. Thường bà thích làm việc trong căn phòng của bà ở khách sạn
Waldorf Towers, nhưng thỉnh thỏang chúng tôi gặp nhau trong căn phòng
riêng tại một nhà hàng Nhật nằm trên đại lộ Park Avenue, ở đây mọi người
đều biết bà. Những buổi làm việc của chúng tôi thường kéo dài hai hay ba
giờ. Mặc dù chúng tôi thu băng lời lẽ của bà, nhưng buổi làm việc nào cũng
có người thư ký của bà ở đấy để ghi chép, và cô ta đã ghi chép rất trung
thực. Nhưng Sayuri không nói vào máy ghi âm hay nói với cô thư ký, bà
luôn luôn nói với tôi. Khi bà không nhớ mình đã nói đến đâu, tôi là người
nhắc cho bà nhớ. Tôi xem mình như nền móng của ngôi nhà, và tôi cảm
thấy nếu tôi không có được lòng tin của bà, thì chắc không bao giờ bà kể ra