trăm bước chúng tôi lại dừng lại, chân trước cong, chân sau thẳng, nhìn
nhau thở phì phì và cười với nhau. Tôi cứ vừa đi vừa nắn bắp thịt đùi và có
cảm giác như nó to ra, rắn lại, sờthấy được.
Càng đi càng vào sâu trong rừng rậm. Đường càng rắc rối quanh co.
Hết cây lại đến cây. Chẳng chỗ nào ra vẻ lối đi, nhưng nếu nhìn kỹ để tìm
thì chỗ nào cũng có thể có ba, bốn lối đi. Thế mới rầy! Vòng quanh vòng
quẩn nhiều quá đến nỗi phương hướng cũng không biết lối nào mà nhận
nữa. Nhìn lên thì những cành với lá. Cành lá chồng lên nhau, che kín cả
trời. Ánh sáng âm u, không còn biết trưa hay đã chiều. Chỉ thấy mỗi lúc
một tối hơn. Rừng rậm thêm hay mặt trời đã nhạt? Không một túp lều, một
người đi để hỏi đường. Tư qua lại bốn lần rồi mà vẫn lạc. Chúng tôi phải
trở đi trở lại hai, ba lượt. Chân đã mỏi nhừ, cổ đã khô cháy thì may quá,
đến một chỗ rẽ kia, chúng tôi đột nhiên gặp một người. Tư reo lên:
- A! Nhình Pin!
Tư giảng cho chúng tôi biết nhình là chị. Anh chàng phải giao thiệp
với đồng bào địa phương luôn, đã học được ít nhiều tiếng Thổ. Để nói
chuyện với người Thổ thì chẳng đủ đâu. Anh thích dùng tiếng Kinh,tiếng
phổ thôngđể họ khỏi cười. Trừ những bà già, còn hầu hết người Thổ đều
nói thạo tiếng Kinh. Nhưng người Mánnắm chắc cẳng keo. Tiếng Thổ họ
cũng chỉ biết tạm đủ dùng thôi. Vì thế, tiếng Thổ của anh Tư rất có ích ở
đây. Anh cũng thích nói tiếng Thổ với người Mán lắm.
Chị Pin là một thiếu nữ vào hạng "chân tròn như cột". Người vạm vỡ,
mặt tròn vành vạnh, trán nhẵn thín dưới cái khăn xếp màu đỏ thêu chỉ trắng
che cái đầu cạo trọc. Mình cũng mặc áo dài quần Chàm như phụ nữ Thổ,
nhưng cũ kỹ và rách rưới hơn. Cổ, cổ tay đeo vòng bạc, vòng đồng. Chị em
miền núi ưa những đồ trang sức lắm.
Cái chúng mình không quen, chính là cái khăn to vành bọc vải thêu.
Nó gợi trong tôi một cảm giác sờ sợ mơ hồ, cảm giác khi ta gần những cái