này, tôi không thích những gì tôi nhìn thấy” và đập vỡ nó, nhưng dẫu sao
bạn vẫn cứ là bạn.
Thế nên bạn không lắng nghe Krishnamurti nói. Bạn không cố gắng thấu
hiểu những gì Krishnamurti đang nói. Thực ra bạn chỉ lắng nghe chính
mình mà thôi. Nếu bạn đang lắng nghe chính bản thân mình lần đầu tiên thì
đó là điều tuyệt vời nhất có thể xảy ra. Bạn đã lắng nghe quá nhiều thứ:
nghe các nhà thuyết giáo, nghe sách vở, nghe thơ ca, bạn lắng nghe lời nói
của vợ hoặc chồng mình, hoặc bạn vô tình nghe thấy một điều gì đó.
Nhưng nếu bạn hoàn toàn tập trung lắng nghe, không chỉ lắng nghe bằng tai
mà là lắng nghe một cách sâu sắc thì bạn sẽ nghe được tất cả mọi thứ. Bạn
hỏi tôi rằng: Việc yêu cầu được giúp đỡ có gây trở ngại cho sự hiểu biết
không? Hiểu biết về thứ gì? Hóa học, toán học hay một vài khái niệm triết
học? Chúng ta ngụ ý điều gì khi nói đến sự hiểu biết? Tôi hiểu biết tiếng
Pháp vì tôi biết được một ít tiếng Pháp. Đó là một hình thức của sự hiểu
biết. Chúng ta ngụ ý điều gì khi nói đến sự hiểu biết? Khả năng thấu hiểu
một ý tưởng, một khái niệm chăng?
Tại sao tôi lại muốn sự trợ giúp? Trợ giúp về điều gì? Bạn theo chân một
bậc thầy nào đó, bạn đến chùa chiền, nhà thờ, bạn ngụ ý điều gì khi nói đến
sự trợ giúp? Tại sao chúng ta lại muốn sự trợ giúp từ một người nào đó
trong khi anh ta cũng đang bị cột chặt bởi một sợi dây khác?
Chúng ta có rất nhiều sự trợ giúp khác nhau: sách báo, tạp chí, nhà
thuyết giáo, mục sư. Tất cả đều đang cho chúng ta biết rằng chúng ta nên
làm gì, phải làm gì, phải suy nghĩ gì, đừng suy nghĩ gì nhưng xin bạn đừng
lắng nghe, đừng giao phó bản thân mình cho họ, họ cũng chỉ là một trong
số những đối tượng bị mắc kẹt trong xung đột và hoảng loạn mà thôi.
Chúng ta vẫn đang liên tục bị định hình, gò ép, nhào nặn, hữu thức hoặc vô
thức. Nhưng ở đây chúng ta không trợ giúp một ai cả, chúng ta chỉ đang
cùng nhau khám phá vấn đề. Sự trợ giúp gây cản trở cho sự thấu hiểu bởi
nếu bạn trợ giúp tôi, nếu bạn bảo tôi nên làm điều này và không nên làm