của kết luận đó được không? Nếu không, tôi không thể nào khám phá, tìm
hiểu. Cũng giống như một nhà khoa học: Nếu anh ta muốn khám phá, anh
ta chỉ đơn giản là quan sát. Anh ta không khởi đầu bằng một quyết định
rằng mình sẽ khám phá - nếu anh ta khởi đầu bằng quyết định rằng mình sẽ
khám phá thì khi đó anh ta chỉ là một... Tôi không biết anh ta là gì nữa! Thế
nên để khám phá, tìm hiểu chúng ta phải được tự do thoát ra khỏi mọi gò ép
của mọi quyết định, mọi tiền đề, mọi giả thiết, mọi kết luận. Khi đó tâm
hồn chúng ta sẽ trở nên mới mẻ, thanh tao. Khi bạn tiếp tục với vấn đề này,
bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng: liệu có tồn tại đối tượng khám phá không? Khi
đó chỉ còn sự quan sát, không có sự khám phá. Một tâm hồn như thế sẽ
không bị vỡ vụn, phân mảnh và chỉ khi đó nó mới có được khả năng quan
sát. Bạn hiểu chứ? Tâm hồn được tự do để quan sát và từ đó nó sẽ hoạt
động một cách trọn vẹn.
Bạn có muốn đặt ra câu hỏi nào không? Tôi rất tiếc khi phải thúc đẩy các
bạn phải quan sát!
Người chất vấn: Ngài có thể nói rõ hơn về thái độ của ngài dành cho
những người loạn thần kinh và các nhà phân tâm học?
Krishnamurti: Tôi không biết có bao nhiêu người trong chúng ta mắc
phải chứng loạn thần kinh (loạn thần kinh nghĩa là không còn sáng suốt
nữa). Bất kỳ ai thuộc về một quốc tịch hoặc theo chân một bậc thầy, một
sức mạnh nào đó đều là những người thiếu sáng suốt. Đúng thế chứ? Từ
ngữ sáng suốt có nghĩa là trọn vẹn, có nghĩa là lành mạnh. Làm thế nào để
một tâm hồn vừa theo chân một đối tượng nào đó vừa có thể trọn vẹn
được? Thế nên khi có ai hỏi rằng “Ai là người loạn thần kinh?” thì tôi e
rằng mọi chúng ta đều loạn thần kinh.
Bạn hỏi tôi rằng tôi có thể giải thích rõ hơn về thái độ của tôi dành cho
các nhà phân tâm học được không. Bạn thực sự quan tâm đến việc này
chứ? Tôi không biết tại sao người ta lại cần đến các nhà phân tích khi chính
bản thân người phân tích cũng bị gò ép đến vô cùng. Tại sao bạn lại đặt