một học thuyết hay một kiến thức nào không? Rõ ràng là không, dù rằng
nhân loại đã từng thử qua tất cả những thứ đó.
Tâm hồn có nhận thấy rằng hoàn toàn không có sự an toàn ở tất cả những
thứ mà suy nghĩ đã tạo ra? Suy nghĩ đã tạo ra đức tin, tạo ra ảo tưởng; suy
nghĩ đã tạo ra những học thuyết, những giáo điều, những nghi thức, vân
vân. Khi những thứ này bị đe dọa nỗi lo sợ kinh khủng bắt đầu xuất hiện.
Hầu hết những người sáng suốt và thức tỉnh đều gạt phăng những thứ này
sang một bên. Họ không đi đến nhà thờ hay chùa chiền gì nữa, họ không
chấp nhận bất kỳ một học thuyết hay một giáo điều nào nữa.
Làm thế nào để tâm hồn được an toàn? Sự an toàn là yếu tố hoàn toàn
cần thiết vì nó là một trong những nguyên nhân chính cấu thành lo sợ. Sự
thức tỉnh là gì? Nếu tâm hồn thức tỉnh thì khi đó không còn những lo sợ
nữa. Nếu tâm hồn có thể đối mặt với cuộc sống một cách tỉnh táo thì nó có
thể đối mặt với mọi hoàn cảnh mà không hề tỏ ra sợ sệt. Khi đó tâm hồn tự
bản thân nó sẽ trở thành sự an toàn. Tôi không biết bạn có hiểu được điều
này không. Tâm hồn - như nó đã và đang tồn tại - luôn bị bối rối. Chúng ta
không biết phải làm gì, phải nghĩ gì nên chúng ta đặt niềm tin của mình vào
truyền thống nhưng truyền thống đã ra đi. Chúng ta đã dựa vào bạn bè, các
mối quan hệ, gia đình nhưng tất cả mọi thứ đã vỡ vụn nên tâm hồn hoàn
toàn bối rối, ngờ vực, tìm kiếm, đòi hỏi. Điều đó không đúng với mọi
chúng ta sao?
Vậy một tâm hồn bối rối như thế nên làm gì? Một tâm hồn bối rối như
thế không nên làm gì cả. Vì với sự bối rối như thế, dù nó có làm bất kỳ điều
gì thì cũng chỉ tạo ra thêm bối rối mà thôi. Nó sẽ bị bối rối khi bước theo
chân bất kỳ một người dẫn đường nào. Thực ra, người dẫn đường cũng bị
bối rối, nếu không bạn đã không chấp nhận anh ta. Bạn hiểu được điều này
chứ? Nếu bạn theo chân một ai đó, theo chân linh mục của bạn chẳng hạn,
vị linh mục này nhất định cũng là một người bối rối, vì bạn bối rối, nếu
không bạn đã không theo chân ông ta. Xin hãy nhận thức rõ điều này! Hãy