quan sát mà không có sự vận hành của suy nghĩ. Khi suy nghĩ xuất hiện
xung đột cũng xuất hiện.
Tại sao tâm hồn lại gắn bó với quá nhiều thứ như thế? Có phải do không
có gì có thể trường tồn như vật chất? Nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị... luôn là
những vật chất cứng rắn và vững chắc, tâm hồn có thể nghỉ ngơi trên sự
vững chắc đó. Hãy quan sát, tìm hiểu kỹ bạn sẽ tự mình thấu hiểu được.
Mối quan hệ giữa con người và con người dễ dàng thay đổi. Trong mối
quan hệ đó luôn tồn tại những xung đột, ganh ghét, bồn chồn, khắc khoải,
âu lo, hài lòng, vân vân. Mọi lý tưởng đều quá mơ hồ, không rõ ràng. Vật
chất là thứ duy nhất tôi nhận thấy là vững chắc.
Người chất vấn: Người ta vẫn thường phản đối: vật chất chẳng bền vững
chút nào.
Krishnamurti: Dĩ nhiên không, thưa bạn, nhưng hãy đợi một lát. Người
ta vẫn thường hủy hoại vật chất nhưng rồi lại quay lại với nó. Bạn và tôi có
thể nói rằng “Ồ, vật chất không thành vấn đề!” nhưng nếu chúng ta tìm
hiểu nó cặn kẽ - bất luận nó là thứ vật chất gì - chúng ta sẽ nhận thấy rằng
chúng ta thực sự tự gắn bó với nó. Có thể những người nghèo tại nơi nào
đó nói rằng vật chất không thành vấn đề nhưng nó thực sự là một vấn đề vì
nếu không họ đã không sở hữu bất kỳ thứ gì.
Tại sao tâm hồn lại phải gắn bó với những thứ này? Có phải vì nó không
thể không bận rộn? Nó chưa bao giờ ở trạng thái không bận rộn. Xin hãy
quan sát điều này ở chính mình. Sự bận rộn triền miên đó trở thành một cái
gì đó cực kỳ quan trọng. Một người đến văn phòng làm việc trong suốt bốn
mươi, năm mươi, sáu mươi năm, khi anh ta không còn bận rộn với tất cả
những thứ đó nữa thì anh ta đi đến chỗ bại vong. Tâm hồn cần phải bận rộn
- hoặc với vật chất, hoặc với công việc xã hội, hoặc với sách vở, hoặc với ý
tưởng về Thượng đế - nó luôn luôn đòi hỏi sự bận rộn. Nội dung trong tâm
hồn tôi, trong hữu thức của tôi, trong tâm hồn bạn, trong hữu thức của bạn