mạo hiểm suốt hai thập kỷ. Ông quan sát thấy
khi các nhà đầu tư mạo hiểm kết luận rằng họ
cần những vị trí đầu tư mạnh trong một “danh
mục”, nhà đầu tư mắc chứng “thiển cận thị
trường vốn” – một cách nhìn không cân nhắc
tác động mà các khoản đầu tư của các công ty
khác ảnh hưởng đến khả năng thành công của
khoản đầu tư riêng biệt của mình. Khi những
khoản đầu tư mạo hiểm lớn tập trung vào một
ngành công nghiệp mà các nhà đầu tư nhận
thấy kinh tế học thang biểu dốc và tác dụng
kết nối mạnh, các quỹ và công ty mà họ đầu
tư vào buộc phải tham gia vào hành vi “chạy
đua”. Các công ty tìm cách tiêu mạnh tay
trong cuộc đua, bởi tốc độ tiêu tiền tương đối
của một công ty và khả năng thực hiện tương
đối của họ sẽ quyết định thành công. Sahlman
ghi chú rằng một khi một cuộc đua như thế đã
bắt đầu, các quỹ mạo hiểm không có lựa chọn
nào ngoài việc tham gia vào hành vi đó nếu
họ muốn tham gia vào danh mục đầu tư.
Sahlman quan sát thấy giữa những năm 1980
và đầu những năm 1990 – khoảng thời gian
theo sau những bong bóng đầu tư đầu tiên –
tiền lãi cho đầu tư mạo hiểm là con số không.
Chúng ta đã nhìn thấy sự suy giảm tương tự
trong lãi mạo hiểm trong những năm tiếp theo
cuộc khủng hoảng dotcom và truyền thông
cuối những năm 1990. 23. Những khoản đầu
tư thiếu kiên nhẫn với lợi nhuận và tăng
trưởng rất thích hợp với những giai đoạn sau
của bước 1 của vòng xoáy, khi công ty cần tập