hình trong đó các thành phần của sản phẩm
tương tác với cấu trúc sản phẩm. Trong hoàn
cảnh mà cấu trúc không thay đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác, quy trình theo thói quen này
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tương
tác cần thiết cho thành công. Nhưng trong
hoàn cảnh mà các tổ chức phát triển phải thay
đổi cấu trúc đáng kể để nhân viên cần tương
tác với những người khác về các chủ đề khác
và với thời gian khác nhau, thì cùng một quá
trình quen thuộc sẽ cản trở sự thành công.
Trong nhiều cách, sự phán đoán và khuyến
nghị về thay đổi quy trình trên các trục thẳng
của hình 7-1 xuất phát từ công trình của
Henderson và Clark. Sự phán đoán và khuyến
nghị trên các trục ngang liên quan đến các giá
trị của tổ chức xuất phát từ cuốn The
Innovator’s Dilemma, lần lượt được xây dựng
trên công trình của giáo sư Bower và
Burgelman mà chúng tôi đã trích dẫn ở nơi
khác. Phần nghiên cứu này dường như cũng
đã nâng tình trạng lý thuyết phân loại thành lý
thuyết dựa trên tình huống. 25. Chúng tôi đã
quan sát thấy một xu hướng khó chịu trong số
các nhà quản lý tìm kiếm các giải pháp phù
hợp cho tất cả những thách thức mà họ phải
đối mặt, chứ không phải là phát triển cách áp
dụng các giải pháp thích hợp cho vấn đề. Về
vấn đề cụ thể này, trong những năm 1990,
một số nhà quản lý dường như đã kết luận
rằng các đội nhóm cao cấp là “câu trả lời” của
họ và đảo lộn toàn bộ tổ chức phát triển của