các cổ đông. Họ đã làm rất tốt. Nhưng cuộc cách mạng ngành công nghiệp
phần mềm không dừng ở việc tạo ra một mô hình kinh doanh di sản của
Microsoft. Hãy xem Google thách thức cách làm chính thống của Microsoft
bằng cách tạo ra phần mềm có thể chuyển trực tuyến thay đóng gói hàng và
yêu cầu khách hàng nhận trực tiếp tại cửa hàng máy tính.
Trước đây, Microsoft cố gắng kết hợp chặt chẽ tất cả các phần mềm
của mình với nhau thông qua hệ điều hành Windows được coi như chất
dính kết mọi thứ. Việc này tạo ra một loạt nút thắt không thể gỡ ra giữa các
chương trình điều hành. Đó là lý do Microsoft cần đến một đội quân lập
trình viên trong khoảng 5 năm để xây dựng Vista – phiên bản mới nhất của
Windows. Trên thực tế, sau nhiều năm trì hoãn và với một khoản ngân sách
phát triển khổng lồ, Microsoft vẫn phải từ bỏ một số đặc tính tiềm năng của
Vista (thật không may, đây lại là những đặc tính hay nhất) để có thể tương
thích với tất cả hệ điều hành hiện tại. Kể từ đó đến nay, tất cả các phần mềm
của Microsoft đều phải phụ thuộc và tương thích với hệ thống đã có, cập
nhật cái mới lại vấp phải những vấn đề về lập trình phức tạp hơn bởi các
nhóm sản phẩm phải chật vật để khớp nối các chiến lược phần mềm với
nhau. Trong khi đó, Google đã đảo lộn mô hình “phần mềm tích hợp” này
bằng cách khiến mỗi dịch vụ của mình đều có thể được tiếp cận độc lập qua
trình duyệt web. Việc này đã đánh bật những rắc rối lớn ra khỏi quy trình
phát triển phần mềm.
Tiếp theo là việc cập nhật. Nếu là người dùng Windows, và bạn muốn
phiên bản mới nhất của một chương trình nào đó, bạn sẽ phải liên tục mua
phần mềm cập nhật từ Microsoft – một nguồn thu lớn cho công ty. Ngược
lại, bất kỳ cập nhật nào của dịch vụ trực tuyến Google cũng luôn sẵn sàng
cho người dùng khi họ bắt đầu mở trình duyệt web.
Mô hình kinh doanh cốt lõi của Microsoft cơ bản dựa trên việc bán
phần mềm. Ngược lại, Google kiếm tiền thông qua việc củng cố mạng lưới
người sử dụng: các nhà quảng cáo trả phí cho vị trí và số lần nhấp chuột, và