Đôi khi mọi việc thực sự tệ như vẻ ngoài của chúng. Nhưng điều đó
không thay đổi được bất cứ điều gì: bạn vẫn phải tiếp tục và sống cuộc
đời của mình. Điều làm điều đó khả thi là một phẩm chất được gọi là
khả năng phục hồi: khả năng bật lại khi mọi việc không diễn ra đúng
như kế hoạch.
Điều đó nghe có vẻ mang tính anh hùng bất khả thi phải không?
Không hề. Khả năng phục hồi là một phần bình thường của con người
chúng ta, và các nghiên cứu chỉ ra rằng ta có thể luôn phát triển nó.
Có khả năng phục hồi không có nghĩa là bạn sẽ không cảm thấy đau
đớn. Không có cách nào tránh được đau thương. Nhưng điều đó có
nghĩa là bạn sẽ có sức mạnh để vượt qua những thời gian khó khăn –
và sống để xì hơi vào ngày khác.
Theo nhiều nghiên cứu, kẻ thù lớn nhất của khả năng phục hồi là cảm giác
bất lực. Một loạt thí nghiệm trong những năm 1970 tiết lộ rằng khi cảm
thấy hoàn toàn không thể thay đổi hoàn cảnh của mình, ta có khuynh hướng
từ bỏ và chấp nhận hoàn cảnh ấy. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
chúng ta có thể chiến đấu và gây dựng khả năng phục hồi. Một vài mẹo để
làm điều đó:
Buông bỏ tinh thần “thua cuộc”. Bạn có xu hướng tiếp nhận những bước
lùi như là “bằng chứng” cho sự kém cỏi hoặc giá trị thấp kém của mình
không? Nhiều người trong chúng ta làm như vậy, nhưng những người kiên
cường tiếp nhận thất bại như một cơ hội để học hỏi và phát triển.
Đặt mục tiêu. Hướng về phía những mục tiêu cụ thể và đề cao những cam
kết mang lại cho chúng ta động cơ để bật trở lại. Điều này ứng dụng vào
trong kinh doanh, mối quan hệ cá nhân và cả công việc tự nguyện nữa.
Điều mấu chốt: Cố gắng giữ cho các mục tiêu trong vòng kiểm soát. Đạt