Tôi liền đến thư viện ở giữa tầng một và tầng hai trong một dãy nhà
ngang.
Ít khi tôi được thấy những căn phòng bỏ hoan phế lên như vậy. Gỗ lát
sàn long hết, cửa sổ đầy bụi bậm, các cụm đèn chùm bọc trong các bao
cũng bụi bặm kinh khủng. Có lẽ đây là phần cổ xưa nhất của tòa nhà, trung
tâm của cả tòa lâu đài xây sau này. Tôi nảy ra ý kiến ấy khi trông thấy trước
thư viện một gian phòng kỳ lạ. Ở đấy cũng có một lò sưởi, nhưng nó to lớn
đến mức có thể quay cả một con bò rừng, thậm chí trên tường lò còn
nguyên cả các hốc gác, que xiên thịt. Các cửa sổ đều nhỏ bé, lắp kính màu,
tường trát xấu xí, hai chiếc dầm vuông vức nặng nề bắt chéo nhau đỡ lấy
trần, những đường trạm trổ trên dầm đã ám khói. Trên tường treo mấy khẩu
súng cổ lỗ thô sơ.
Tóm lại, đó là gian phòng điển hình cho cái “thời sung sướng xa xưa”
khi các pan với gia nô cùng tụ tập trong một gian phòng quanh lò lửa. Các
panni và đám nữ tì quay tơ, trong khi đó pan chủ nhân ông chơi trò “mười
hai ngón tay” hoặc chơi súc sắc với bọn gia nhân. Ôi cái thời buổi chủ tớ
như cha với con xa xưa!
Của đáng tội, chính pan chủ nhân ông nhân đức nọ, khi ngồi mai phục
trong cuộc săn mà bị rét cóng, có thể mổ bụng đứa gia nô đã dám thắng bạc
ngài, đoạn nhét cả hai chân vào giữa ruột gan anh ta mà sưởi cho ấm
.
Đương nhiên, đó chỉ là những chuyện vặt vãnh, họa chăng chỉ bọn đa sầu
đa cảm mới lưu tâm mà thôi.
Xin các bạn đọc kính mến thứ lỗi cho, nhưng tôi không thể bỏ qua một
gian phòng nào không kể đến. Biết làm sao được, về già người ta hay lắm
lời. Vả lại, các bạn chưa từng bao giờ và cũng sẽ không bao giờ được thấy
những điều tương tự, cho nến rất có thể có bạn sẽ lấy làm thú vị được nghe
tôi kể.
Gian thư viện cùng một cung cách với gian tiền sảnh: vòm cao, các cửa
sổ tận trên đỉnh cột trong, những chiếc ghế bành bọc da cũ kỹ đã ngả một
màu nâu, những chiếc tủ đồ sộ bằng gỗ sồi ngâm tẩm và sách, sách, cơ man
là sách!