Nếu như có ai hỏi tôi nét nào ở con người ấy đập vào mắt trước hết thì
tôi sẽ trả lời “Sự hào hoa phong nhã khí cổ”. Anh tỏ ra có gia giáo, cái anh
chàng búp bê ấy, một kiểu gia giáo theo tinh thần phong nhã sliăcta tỉnh lẻ
khiến ta thấy nực cười. Mỗi khi nhìn những con người ấy ta luôn có cảm
tưởng là trong gia đình họ, lũ trẻ chơi ú tim thường nấp dưới nếp chiếc váy
len rộng thùng thình những sáu khổ vải của bà nội chúng, trong khi bà vẫn
cặm cụi đan hoặc mạng lót những đôi tất mới tinh để khỏi chóng rách.
Tuy nhiên, cảm tưởng đó tan biến rất nhanh. Trong ánh mắt anh ra, trong
khóe môi mím chặt có gì đó kiêu kỳ khổ hạnh và hơi khắc nghiệt.
Song, phải công bằng mà nói anh ta quả là một con người uyên thâm về
sử sách. Chỉ hai chục phút sau tôi đã hiểu ra ngay điều đó, hơn thế nữa, toi
thấy rõ là anh ta hiểu biết văn học cổ điển chẳng thua kém gì tôi, một người
có học vấn đại học.
Bởi vậy tôi liền xoay câu chuyện sang đề tài “đội săn của quốc vương
Xtác”
– Vì cớ gì ngài quan tâm câu chuyện vậy?
– Tôi là nhà dân tộc học mà
– Ô! thế thì đương nhiên rồi. Nhưng chắc gì kẻ tiện nhân này đã đủ tài
cán kể về chuyện ấy cho vừa lòng thượng khách. Nên chăng, ta nhường lời
cho những trang giấy đã ngả màu? Quý ngài đọc được ngôn ngữ văn học
thế kỳ XVII chứ ạ?
Với một động tác rất nghệ sỹ (ngón tay anh ta thanh mảnh dài gấp đôi
ngón tay người thường) anh ta ở một tủ sách. Và đây, trên đầu gối tôi lập
tức xuất hiện một pho sách đồ sộ, trang nào cũng chi chít những nét chữ li
ti nắn nót, đã ngã màu nâu cùng năm tháng: “Năm một ngàn sáu trăm lẻ
một đất này bất an. Quan án sát Banvanôvích vừa mới xử xong vụ bọn gia
nô hạ sát chủ nhân chúng là pan nhân đức Ianúc Bôboet. Nhiều miền đất
khác cũng không đyợc yên. Bọn dân đen vác gậy sồi tiến đến sát chân
thành Vitepkơ, ở Kritsop, ở Mơxchixlap, ở vùng ta, bọn nô bộc cũng làm