V
HỘI ĐỒNG THẬP NHÂN CHẾ
T
rong tòa cung điện của quận công còn có gian phòng Hội đồng
Thập nhân chế và gian phòng của những vị pháp quan Quốc gia – hai
sự hăm dọa: Thập nhân chế và những vị Pháp quan sống trong bóng tối
xung quanh các vị thủ tướng: hai gọng kềm luôn luôn mở rộng để
nghiền nát. Khi vị thủ tướng là một người đàn ông tàn ác và có tham
vọng, ông ta sẽ cố nắm hai gọng kềm, và lúc bấy giờ cây kềm được
dùng để nghiền nát dân chúng. Khi vị thủ tướng là một người tự do,
ông ta trở thành khả nghi trước mắt giới quý tộc, như là Candiano, thì
ông và những người trong gia đình ông bị khép lại bởi những răng cưa
của bộ máy chính trị ghê gớm.
Foscari đi vào gian phòng Hội đồng, nơi mà năm mươi năm sau họa
sĩ Véronèse
sẽ vẽ lên trần nhà một bức tranh nổi, cho đến ngày nay
những nhà nghệ sĩ còn tán thưởng vẻ thuần khiết về thiên tài của
ông.Ông ngồi vào một chiếc ghế bằng cây chạm trổ, trước mặt là mười
chiếc ghế, trong đó có một chiếc còn bỏ trống: chiếc ghế của Davila!
Đại pháp quan đi vào một mình.
Roland đã ra sao?
Chín hội viên trong Hội đồng Thập nhân chế thành lập tòa án bí mật,
đã ngồi vào đúng chỗ của họ.
– Thưa quý ngài, Foscari nói, từ lâu quý ngài đã am hiểu những mưu
mô ám muội của Roland Candiano. Trong tâm trí của quý ngài, ông ta
đã bị kết án. Có đúng thế không?
Phần đông trong số chín người gật đầu, nghiêm trọng.
– Chúng ta chỉ còn thiếu có cơ hội. Đêm nay chúng ta bắt quả tang
tội phản nghịch. Những tiếng kêu la của đám bần dân vây quanh tòa