quân Tưởng Giới Thạch bao vây khu căn cứ ở vùng núi và bắt đầu hàng
loạt các cuộc tấn công mãnh liệt mà Tưởng gọi là chiến dịch tảo thanh. Ông
ta gần như thành công. Chiến dịch tảo thanh thứ năm mang ý nghĩa tiêu diệt
đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng đảng cộng sản quyết định phá vòng vây
để khỏi bị tiêu diệt. Họ đã thực hiện một cuộc rút lui nổi tiếng là cuộc Vạn
lý trường chinh. Ngay trong cuộc Vạn lý trường chinh này, Mao đã đoạt lại
vị trí lãnh đạo của ông.
Mao đã buộc Stalin và Quốc tế cộng sản phải chịu trách nhiệm đối với
những khủng hoảng trước đây của đảng. Theo ông, Quốc tế cộng sản đã
biến những lối thoát có lợi thành ngõ cụt. Ông nói:
- Khi đó chúng tôi đã bị tiêu diệt 100% trong những vùng do Quốc Dân
đảng kiểm soát ở Trung Quốc, và ở khu Xô viết 90% bị tiêu điệt. Lẽ ra
chúng tôi phải buộc Stalin hoặc Liên Xô chịu trách nhiệm về thảm họa đó,
thì chúng tôi lại khiển trách một số đồng chí của chúng tôi vì thứ chủ nghĩa
giáo điều mang tính duy ý chí sai lầm của họ.
Không phải Stalin, mà chính Vương Minh, tín đồ của chính sách Stalin,
phải báo cáo về tai họa này. Thậm chí, Mao cũng đã kết tội ông ta là người
tả phái phiêu lưu. Ngoài ra, Mao còn chỉ trích Stalin rằng, sau Chiến tranh
thế giới thứ hai ông ta đã quy phục trước sức mạnh của Mỹ và khuyên đảng
cộng sản Trung Quốc noi gương các đảng cộng sản Pháp, ý và Hy Lạp, đầu
hàng chính phủ, tức là đầu hàng Quốc dân đảng. Nhưng Mao đã cự tuyệt.
Trong cuộc nội chiến giữa những người Quốc gia và những người cộng sản,
Stalin không hề giúp những người cộng sản một khẩu súng hay một viên
đạn nào, đến cả cái rắm cũng không. Chẳng những thế, ông ta lại ép những
người cộng sản phải ngừng cuộc hành quân của họ ở phía Bắc sông Dương
Tử và để cho Quốc dân đảng kiểm soát toàn bộ miền Nam. Mao nói: Chúng
tôi không thèm đề ý đến lời ông ta.
Tôi thường nghe rằng, phần lớn vũ khí mà những người cộng sản dùng
trong cuộc nội chiến là từ Liên Xô và được để lại khi người Xô viết di tản
đến vùng Mãn Châu khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nhưng Mao