Năm 1924, khi đảng cộng sản Trung Quốc mới gần ba tuổi, Quốc tế cộng
sản đã chỉ thị cho tổ chức đảng còn non trẻ này cùng với Quốc dân đảng
thành lập một liên minh chính trị. Vì ở Trung Quốc đang xảy ra loạn lạc và
không có một chính phủ trung ương nào, nên Quốc tế cộng sản muốn những
người cộng sản Trung Quốc hợp tác với những người quốc gia để đánh đổ
các thủ lĩnh ở những vùng khác và thống nhất đất nước do một chính phủ
lãnh đạo. Một mặt trận thống nhất đã được hình thành. Tuy nhiên, nàm
1927, Tưởng Giới Thạch đã dồn hết sức chống lại những người cộng sản ở
đô thị làm cho số đảng viên giảm đi mau chóng. Khi đó, Mao đã trở về quê
ông ở Hồ Nam, nơi ông đã chứng kiến những cuộc nôi dậy của nông dân.
Theo kinh nghiệm, những cuộc nổi dậy ở Trung Quốc thường xuất phát từ
nông thôn. Bởi vậy Mao hiểu rằng, nếu có một cuộc cách mạng xảy ra ở đất
nước này trong thế kỷ 20, thì khởi điểm của nó chính là từ nông dân và họ
sẽ là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng đó. Ông đã đưa ra một chiến
lược táo bạo, mặc dù nó không tuân theo học thuyết Mác-Lê nin chính
thống. Nhưng những điều kiện lịch sử ở Trung Quốc lại diễn ra hoàn toàn
ngược lại. Theo diễn giải của Mao, đảng cộng sản sẽ là người lãnh đạo
nông dân nổi dậy. Tại những vùng núi hẻo lánh thuộc tỉnh Giang Tây, ông
đã xây dựng một căn cứ địa, để thực hiện cải cách ruộng đất với sự hỗ trợ
của nông dân. Ngoài ra, ông thường tiến hành những cuộc tập kích vào
quân Tưởng Giới Thạch, hy vọng rằng cuối cùng sẽ tiêu hao được sinh lực
của những người quốc gia, tạo điều kiện cho nông dân chiếm được các đô
thị. Dưới sự chỉ huy của Mao, khu Xô viết tỉnh Giang Tây ngày càng được
mở rộng. Năm 1930, Stalin bổ nhiệm Vương Minh, người vừa tốt nghiệp
khoa học ở Liên Xô khi mới 25 tuổi, làm đại diện của Quốc tế cộng sản ở
Trung Quốc. Theo Mao, mặc dù Vương Minh không muốn, nhưng một bộ
phận Quốc tế cộng sản lại chấp nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung
Quốc, vì đảng kiên trì đưa những hoạt động cách mạng từ nông thôn vào
thành thị, do đó đã đẩy những người cộng sản còn non kém vào những cuộc
chiến đấu vô vọng. ở khu Xô Viết, Mao bị coi là bảo thủ và ông bị dồn đến
chân tường. Mao kể: Stalin gọi tôi là người cộng sản ngu dốt – đỏ vỏ trắng
lòng. Ban lãnh đạo khu Xô viết Giang Tây lâm vào tình trạng lao đao khi