Chương 10
Vốn tránh xa chính trị, nên tôi không hề hay biết sự căng thẳng giữa Mao
và ban lãnh đạo trung ương đảng ngày càng tăng. Nhưng vào đầu năm 1956
tôi nhận thấy, Chủ tịch bị một sự bất an nào đó về chính trị ám ảnh. Sau này
tôi mới biết, năm 1956 là thời điểm xảy ra một biến cố. Chính lúc đó, mầm
mống của cuộc Cách mạng văn hóa, của sự xáo trộn chính trị ghê gớm đã
được gieo, mà sau này nó đã làm chao đảo cả đất nước suốt một thập kỷ
liền.
Bản tường trình bí mật của Khơ-rút-xốp tố cáo Stalin tại Đại hội lần thứ
XX của đảng cộng sản Liên xô vào tháng hai năm 1956 đã đưa đến biến cố
đó.
Mao không tham dự Đại hội đảng ở Mát-xcơ-va. Đoàn đại biểu Trung
Quốc do Chu Đức, người đã cùng với Mao thành lập Hồng Quân và chỉ huy
đội quân du kích đó trong chiến tranh, dần đầu. Khi đó, Chu Đức khoảng 70
tuổi, đẹp lão với mái tóc đen dày và có nụ cười hiền hậu. Ông không hề có
tham vọng chính trị. Sau giải phóng, ít nhiều ông đã co về cuộc sống riêng
tư và đã từng giữ những vụ quan trọng: Phó Chủ tịch Chính phủ trung ương
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (từ năm 1949 đến năm l954), phó Chủ
tịch nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và phó chủ tịch Hội đồng Quốc
phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (từ năm 1954 đến năm 1959).
Khi ông không chính thức đi thị sát tình hình, thì ông dành thời gian chăm
sóc những giò phong lan trong nhà vườn của ông ở Trung Nam Hải, nơi ông
trồng tới hơn một nghìn giò. Chúng tôi thường gọi ông là Tổng tư lệnh và
ông được nhân dân Trung Quốc kính trọng, vì ông đã góp phần đưa đảng
cộng sản Trung Quốc lên nắm chính quyền.
Chu Đức đã không được chuẩn bị trong cuộc công kích của Khơ-rút-xốp.
Ông đã đánh điện hỏi Mao về việc đó và xin chỉ thị ông nên phản ứng như
thế nào. Đồng thời, ông đề nghị Trung Quốc nên ủng hộ việc chỉ trích của
Khơ-rút-xốp.