Vài dòng tâm sự
Năm 1960, tạp chí Thanh Niên Trung Quốc liên hệ với tôi qua Điền Gia
Anh, một thành viên trong tổ thư ký của Mao, Điền hỏi tôi có muốn tham
gia viết bài cho tạp chí không.
Điền là “hàng xóm” của tôi ở Trung Nam Hải, giúp tôi thói quen viết
nhật ký và gửi bài tới các tạp chí. Thực ra Điền đã từng đọc bài của tôi,
chính vì lẽ đó anh ta gợi ý tôi tập hợp những bài đã viết cho xuất bản.
Tôi bắt đầu viết nhật ký từ năm 1954, khi được chỉ định làm bác sĩ riêng
cho Mao, vì đó là đam mê. Chính điều này đã giúp tôi ghi lại những kinh
nghiệm trong quá trình làm việc. Ban đầu, tôi chỉ ghi tóm tắt những vấn đề
quan trọng, nhưng dần dà tôi ghi cả những gì tôi chứng kiến, quan sát được.
Nhưng chưa bao giờ có ý định xuất bản thành sách và tôi từng từ chối lời đề
nghị của một số tạp chí.
Vào giữa năm 1966, khi đám Hồng vệ binh bắt đầu đi lục soát nhà các
lãnh tụ đối kháng thì sổ nhật ký ghi chép đã hơn 40 cuốn. Lúc ấy, tôi sống
trong khu tập thể Quảng Xương của Bắc Kinh, cùng với 3 thứ trưởng Bộ y
tế. Các ông là nạn nhân của cuộc Cách mạng văn hoá, thường xuyên bị
nhóm Hồng Vệ binh kiểm soát, khu chung cư cũng không thoát khỏi phiền
nhiễu của đán thanh niên nổi loạn đó. Đã nhiều lần, Hồng vệ binh lục soát
nhầm nhà vào cả khu chúng tôi. Nhà tôi, Lý Liên rất lo, bảo tôi cẩn thận, vô
tình bọn chúng tìm thấy tập nhật ký trong đó ghi chép nhiều chuyện riêng tư
về Mao sẽ bị rắc rối liên luỵ lớn.
Không thể tìm nơi cất giấu an toàn, chúng tôi đành phải tìm cách đốt dù
rất đau xót. Nhưng cũng không thể huỷ nó tại nhà, vì có thể hàng xóm sinh
nghi tôi thủ tiêu những tài liệu bí mật ghi chép phản động. Ngay lập tức, tôi
nhớ ở Trung Nam Hải có lò huỷ tài liệu và những bức thư của Mao và
Giang Thanh không cần lưu trữ.
Tôi đem ngay các cuốn nhật ký ném vào lò thiêu. Còn hơn chục cuốn
chưa kịp đốt, Uông Đông Hưng, chủ nhiệm Cục bảo vệ Trung ương gọi
điện cho tôi, lên gặp ông khẩn cấp. Ông bảo, người đầu bếp của Giang