Thanh báo cáo nhìn thấy tôi vứt tài liệu vào lò đốt rác. Tôi vội quả quyết
đấy là ghi chép cá nhân, không phải tài liệu quốc gia. Ông ta hỏi, ghi chép
ấy có gì mà phải thủ tiêu. Tôi bảo, những ghi chép hoạt động thường ngày
của Mao chủ tịch, nếu không huỷ tôi có thể bị nguy hiểm. Uông bảo, thủ
tiêu nó là tự rước vạ vào thân, chẳng may tên đầu bếp mách Giang Thanh,
anh còn gặp thảm hoạ hơn nhiều.
Tôi đã đốt gần hết số sách ghi chép quan trọng, những cuốn còn lại nội
dung không có gì, tôi quay lại và ném nốt vào lò thiêu.
Hôm sau, Uông Đông Hưng la tôi:
- Tôi đã bảo anh không được đốt nữa thế mà anh vẫn tiếp tục. Đầu bếp
của Mao chủ tịch vừa báo cáo với tôi xong. Chuyện này người khác biết
anh sẽ gặp đại hoạ. Thôi chấm dứt ngay, nếu còn tiếp tục tôi sẽ ra lệnh bắt
anh.
Tôi báo cáo chẳng còn gì để huỷ cả, việc đã xong. Đó là những cuốn nhật
ký tôi đã ghi chép hơn chục năm.
Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hoá, thường xuyên sống trong lo sợ,
tôi không dám ghi nhật ký.
Năm 1976, sau khi Mao qua đời, Giang Thanh và bè lũ bốn tên bị bắt, Lý
Liên tỏ ra luyến tiếc, than thở với tôi:
- Thật hoài của, giá như chúng mình đừng đốt, chắc gì đã có gì xảy ra.
Đốt đi chả được tích sự gì.
Vợ tôi thúc tôi tiếp tục ghi lại những chuyện gì đã xảy ra trong những
năm gần đây.
Một hôm, vào mùa hè 1977, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đến Bệnh viện
305, tôi làm giám đốc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, ông hỏi:
- Anh làm việc với Mao chủ tịch hai mươi hai năm, một thời gian quá
dài. Anh hãy viết tự truyện của anh đi, đây cũng là một phần của nhân
chứng lịch sử đấy.
Ông hứa, nếu sách tôi xuất bản, ông sẽ viết lời giới thiệu.