- Được đấy. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa đủ. Học phải đi đôi với hành.
Vậy thì chúng ta thống nhất thế này: đồng chí đảm nhiệm việc chăm sóc
sức khoe cho tôi và sẽ quyết định sau việc đồng chí muốn sử dụng thời gian
rảnh rồi còn lại như thế nào.
Đó chẳng phải là một thỏa thuận cùng có lợi mà chỉ là một mệnh lệnh
được đưa ra một cách lịch sự của vị Chủ tịch đảng.
Chẳng ai dám cả gan cưỡng lại Mao. Lời nói của ông là pháp luật. Nếu
tôi từ chối, tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được một công việc nào khác. Cả vợ tôi
chắc chắn cũng sẽ bi sa thải. Thậm chí tôi có thể bị bát giam, bị tra tấn.
Một lúc sau, Mao nhắc lại với tôi:
- Đã có lần tôi hỏi đồng chí có muốn làm thư ký cho tôi hay không,
nhưng đồng chí đã từ chối. Trong thời cận đại ở Trung Quốc, có rất nhiều
chính trị gia nối tiếng, họ bắt đầu là bác sĩ sau đó chuyển sang nghiệp chính
trị, ví như Tôn Trung Sơn, Lô Huấn và Quách Mạc Nhược. Nghề bác sĩ có
vẻ danh giá, nhưng người ta không nhất thiết phải đóng khung trong đó.
Tham dự vào cả các ngành khoa học xã hội cũng chẳng sao.
Mao có thể ép tôi làm bác sĩ cho ông, nhưng ông không thể thuyết phục
tôi làm thư ký cho ông được. Tôi là một nhà y, chứ không phải là một chính
trị gia và tôi không bao giờ muốn dính líu vào việc tranh giành quyền lực.
Mao hỏi: Đồng chí nghĩ kỹ rồi chứ? Thôi được. Thế thì đồng chí chỉ làm
bác sĩ cho tôi vậy. Nhưng chúng ta phải thông cảm với nhau, học hỏi lẫn
nhau. Không cần là thư ký của tôi, đồng chí vẫn có thể đọc những bản tin.
Như vậy chúng ta dễ trao đổi với nhau hơn và hoà thuận với nhau.
Tôi vô cùng thất vọng. Khi làm việc ở Bác Kinh tôi tưởng cuối cùng tôi
đã yên thân và tôi muốn bằng mọi giá tôi phải ở lại đó. Khi làm việc với
Mao. tôi sẽ chẳng bao giờ được gặp các bạn đồng nghiệp.
Lòng trung thành đối với Mao có nghĩa là chỉ làm việc trong phạm vi
những người thân tin. ý nghĩ sẽ lại phải làm việc với Diệp Tứ Long và
những người khác trong nhóm Một khiến tôi rùng mình. Thế nhưng tôi lệ
thuộc vào Mao, chẳng còn cách nào khác.