- Lúc đầu, mọi người chẳng biết bọn thiên hữu là ai và diện mạo của
chúng như thế nào và chúng ta khó mà giải thích cho mọi người hiểu.
Nhưng bây giờ chúng ta đã có thể mô tả chúng chính xác. Đó là những tên
phản cách mạng! Không, chúng ta hãy gọi chúng đơn giản là những phần tử
thiên hữu.
Nguyên tắc thứ hai của Mao là, ông chỉ bỏ tù những đối thủ của ông một
khi họ phạm những tội nghiêm trọng và họ làm nhân dân căm giận. Tại sao
lại giam họ để lãng phí sức sản xuất của họ? Nếu họ không thích hợp với
công việc lãnh đạo, thì họ cũng có thể làm cái gì đó có ích. Cách xử thế như
vậy là trở về với một truyền thống lâu đời của Trung Quốc.
Nguyên tắc thứ ba là đối thủ phái được cải tạo ngay tại nơi làm việc của
họ. Những đồng nghiệp phải theo dõi những hành vi của họ và phải nghe
ngóng họ.
Mao nói: Bằng tấm gương xấu của họ, bọn thiên hữu sẽ cho chúng ta biết
thế nào là xấu xa và sai trái.
Theo Mao thì ai cũng có thể cải tạo được, ai cũng có cơ hội để trở thành
người tốt
- Một con bò không tự đi cày hoặc cung cấp sữa cho người được. Một
con ngựa chưa thuần thì người ta không thể cưỡi nó được. Một tên phản
cách mạng hay một tên gián điệp chắc chắn phải có một biệt tài nào đó, tại
sao chúng lại trở thành một tên phản cách mạng hay gián điệp cơ chứ? Tại
sao chúng ta lại không cải tạo chúng rồi tận dụng những khả năng của
chúng.
Đầu tiên chúng tôi tạm nghỉ ở Kim An thuộc tỉnh Thượng Đông, sau đó
chúng tôi tiếp tục đến Thượng Hải, đến chỗ thiếu tá Kha Thanh Thế, một đồ
đệ lừng lẫy của Mao. Kha Thanh Thế là cán bộ đảng duy nhất đã trực tiếp
làm quen với Lê Nin.
Trong thời gian học tập tại một trường đại học ở Liên Xô, ông cũng đi
làm ở một nhà máy, nơi Lê Nin có lần đến nói chuyện.
Mao kể rằng, không bao giờ Kha quên được cảnh tượng ấy