phòng thân. Tôi chưa nhận quyền công dân Úc. Niềm tự hào và tự ái của tôi
không thể hoà hợp được với những người bảo hoàng có tư tưởng phân biệt
chủng tộc ở đây. Tôi sống trong một căn lều trại nhỏ, và những người Úc
mà tôi nói chuyện, đều một giọng cho rằng Trung Quốc không khi nào hồi
sinh được. Tôi rất tức nhưng tôi lại còn cần tiền, đúng thế và ở Hồng Kông
cũng chẳng vui hơn. Lẽ nào chúng tôi vẫn mãi là thuộc địa Anh nơi tôi chỉ
là nô lệ bị tước đoạt mọi quyền lợi của quốc gia hải ngoại.
Khi những người cộng sản chiếm Bắc Kinh, tôi cảm thấy trong lòng trào
lên nỗi mừng không tả được. Tháng 2-1949 Hồng quân Trung Quốc đè bẹp
quân Anh và vượt qua sông Dương Tử, sự kiện này làm tôi sung sướng tột
độ. Tôi cũng tin rằng với chiến thắng của những người cộng sản Trung
Quốc thì bọn cai trị nước ngoài sẽ cuốn xéo và đất nước được giải phóng
khỏi ách sánh vai với các nước trên thế giới.
Rồi tôi đã nhận được thư của mẹ tôi. Bà đã quay về Bắc Kinh. Mẹ tôi gửi
kèm thư của anh tôi, vừa quay về thành phố quê hương và giờ đây giữ một
chức vụ trong Cục bảo vệ sức khỏe thuộc ủy ban quân sự đảng cộng sản
Trung Quốc. Anh tôi rất sung sướng và rất mong tôi trở về.
Ở Trung Quốc còn thiếu các bác sĩ lành nghề – anh tôi viết – chính phủ
mới đảm bảo cho chú công việc tốt, và toàn thể gia đình tôi lại đoàn tụ.
Tôi lại băn khoăn. Cuộc sống ở Xít nây đang yên ổn và tốt đẹp. Vợ và mẹ
tôi còn có cơ hội đến đây được với tôi. Ngoài ra, tôi có thể giúp mẹ tôi ở
Bắc Kinh tiền nong.
Chỉ có một điều tôi không hoài nghi. ở đây, Úc, không khi nào tôi thành
bác sĩ phẫu thuật nơ-ron, vì lẽ tôi là người Trung Quốc. Dĩ nhiên, tôi có thể
kiếm được hàng đống tiền, nhưng luôn luôn mặc cảm mình là người xa lạ bị
đuổi khỏi tổ quốc. Đây có phải là lòng yêu nước của tôi không?
Gần đến ngày thanh minh. Tôi dự định tổ chức ngày lễ này vơi anh bạn
thân Alex Young. Alex sinh ở Úc, nhưng vẫn cố gắng giữ nhiều phong tục
Trung Quốc. Anh ta và vợ làm việc chăm chỉ. Họ có một cửa hàng tạp hoá
ở phố Elizabet