- Anh làm sao thế, anh thực chẳng hiểu cái gì cả? – Mao nói với tôi, khi
chúng tôi đến Hàng Châu – Anh đã xông vào việc chẳng liên quan gì đến
anh cả. Anh cần phải hiểu chứ. Khi chúng ta về Bắc Kinh, tôi muốn anh tổ
chức một đội bác sĩ và đi đến địa phương, nơi anh có thể thực tế phục vụ
nhân dân, giao tiếp với họ với họ và học được một cái gì đấy ở những người
nông dân nghèo. Điều này mang lại cho anh nhiều lợi ích.
Đã luôn chuẩn bị cuộc xáo lộn một cách chi tiết, tôi chọn Hắc Long
Giang, một tỉnh xa nằm ở đông bắc Trung Quốc, giáp giới Liên Xô. Chính
ở đó vẫn chưa lắng yên cuộc đụng độ giữa quân đội chúng ta và quân đội
Xô viết. Chính ở đây tất cả dân lành phải đi đào hầm trú ẩn tránh bom. Tôi
muốn nhìn xem, nhân dân chuẩn bị chiến tranh ra sao.
Chẳng có cái gì giữ tôi ở Bắc Kinh, hơn thế ở đây thậm chí sự che chở
của Chủ tịch cũng khó mà cứu được tôi. Cục diện trong bộ y tế năm 1969
lại bị nóng lên. Đúng thế và cả trong ngõ Công Tiên, nơi tôi sống, cũng
chẳng yên. Một trong phe phái đánh nhau cắt nước và sưởi ấm, còn phe kia
kiểm soát việc thu tiền, lại không chịu trả lương cho những ai không chịu
công khai tuyên bố mình là người của nhóm họ.
Nhưng tôi không muốn dính vào phe này hay phe kia.
Khi tình hình trở nên không thể chịu đựng nổi, tôi chuyển gia đình và
khu chung cư trong một khu Trung Nam Hải; ở đó đóng đại bản doanh của
bộ phận chung.
Về sự lựa chọn của tôi chỗ chuyển đến có một lý do không nhỏ là cơ
quan của Lý Liên, toàn bộ cán bộ cũng được gửi tới tỉnh Hắc Long Giang.
Lý Liên sống không những điều kiện ăn ở tồi tệ, mà còn sợ hãi triền
miên. Lý lịch tư sản tiếp tục gây cho cô ấy nhiều vấn đề. Nhóm cô ta mỗi
buổi chiều họp một lần để đào bới quá khứ chính trị của đồng chí của mình
và Lý Liên luôn phải chịu sự phê bình.
Chỉ có địa vị của tôi bác sĩ riêng của Mao mới che chở vợ tôi khỏi những
thử thách lớn. Nếu tôi mất việc làm, cô ta sẽ khốn khổ.