Ở Hắc Long Giang tôi có thể gặp và giúp Lý Liên. Thậm chí nếu đội của
tôi chuyển sang vùng khác, chúng tôi dù sao chăng nữa cũng sẽ còn gần
nhau hơn là tôi ở lại Bắc Kinh.
Tôi tin rằng chúng tôi có được cơ hội gặp nhau.
Hắc Long Giang thích hợp với cuộc đi đày của tôi cũng theo lý do khác.
Nơi đây, vùng Nhị Thành thường là nơi lưu đày các quan lại phạm tội triều
đình nhà Thanh.
Tôi cũng cảm thấy mình là kẻ bị đi đày.
Uông Đông Hưng không muốn tôi đi. Ông muốn đưa tôi sang chỗ khác.
ở bệnh viện Bắc Kinh vẫn chưa đâu vào đâu cả, và điều làm Uông băn
khoăn là làm sao tổ chức phục vụ y tế riêng cho Chủ tịch và những cán bộ
cao cấp của đảng. Uông quyết định xây dựng một bệnh viện đặc biệt, dành
riêng cho Mao và các cán bộ hạng cao cấp nhất đất nước.
Bệnh viện đặc biệt mang tên số 305 Quân giải phóng, nằm dưới sự điều
hành trực tiếp của quân đội.
Uông chỉ định tôi vào chức vụ giám đốc bệnh viện này.
Nhưng Uông Đông Hưng có lỗi trong vụ đi đày của tôi, khi ông bắt tôi
phải tổ chức phê bình người tình của Mao. Lòng tin của Chủ tịch với tôi, bị
xói mòn bởi tôi không muốn trở thành người tham gia tích cực Cách mạng
văn hoá và lời buộc tội dai dẳng Giang Thanh và Khang Sinh, đã bị mất đi.
Trong tất cả các trường hợp xảy ra tôi tự xem mình là con dê tế thần.
Uông Đông Hưng, khá bận bịu công việc, không tán thành ý kiến của tôi
cho rằng Mao không hoàn toàn tin Uông nữa.
Để chăm lo con cái mình, tôi cầm đầu nhóm bác sĩ gồm 7 người, và 29
tháng sáu năm 1970 chúng tôi đi đến Hắc Bình, thủ phủ tỉnh Hắc Long
Giang.