Khác với đa số những vùng khác, Hắc Long Giang không lo nạn phá
rừng, củi rất nhiều và dùng làm chất đốt cho các lò trong nhà.
Huyện Ninh Hằng, người dân là người Trung Quốc, người thiểu số Triều
tiên. Nhà của người Triều tiên đẹp hơn do có giấy trang trí dán lên thành lò.
Người Trung Quốc phủ cỏ lên trên lò, và nhà của họ trông thô sơ và bất
tiện. Nông dân ở Ninh Hằng không ốm yếu, ẻo lả như ở Giang Tây, dù rằng
sự nghèo khó ở đây tồn tại khá lâu. Nông thôn không có phục vụ y tế, người
bệnh muốn chạy chữa phải đi vào thành phố. Nhưng chuyến đi như thế tốn
khá nhiều tiền. Khái niệm về phục vụ y tế hiện đại không tồn tại. Một lần
trong lúc thu hoạch mùa màng, một bà già bị một cái dằm đâm vào mắt. Tôi
không có thuốc mà cũng chẳng có dụng cụ đẻ chữa cho bà một cách đúng
đắn, và tôi muốn gửi bà vào bệnh viện thành phố. Mọi cố gắng của tôi
thuyết phục bà đi chữa, không dẫn đến kết quả gì cả. Bà không thể tự cho
phép mình một sự xa hoa như thế.
Chúng tôi là những bác sĩ duy nhất mà họ chưa từng nhìn thất bao giờ.
Hàng ngày chúng tôi đi từ làng này đến làng kia, giúp mọi người về y tế,
bằng cách sử dụng những thuốc đơn giản nhất và những phương pháp đơn
giản nhất. Tôi nghĩ, Mao, khi gửi tôi, đã hy vọng rằng nông dân nhìn tôi
như di sản của tư sản và giận dữ.
Tuy nhiên trong làng chúng tôi luôn luôn gặp những điều vui vẻ. Chúng
tôi không từ chối bất cứ sự giúp đỡ nào, dù sao chăng nữa vẫn tốt hơn là
không có.
Trong số bệnh, có bệnh lao và và giun sán. Dù chất đốt dư giả, nông dân
chưa bao giờ ăn thịt lợn chế biến thông thường. Thế là sinh thêm bệnh giun
sán.
Nhưng tôi không gặp được Lý Liên. Trung Quốc và Liên Xô đang trên
ngưỡng cửa chiến tranh, và Hắc Long Giang là nơi có nhiều khả năng là
chiến địa. Vì thế Lý Liên và các đồng chí của cô ấy rất không may mắn
chuyển về trường cán bộ ở Hồ Nam, cách đây hàng nghìn dặm, đúng lúc
trước khi tôi tới.