Đám tang ông được ấn định lúc ba giờ ngày 10 tháng giêng ở nghĩa trang
Bắc Bảo Sơn, nơi đã chôn nhiều lãnh tụ cách mạng. Sự có mặt của Mao đã
nằm ngoài dự kiến. Ông và người chiến hữu cũ của ông chưa bao giờ sống
trong hoà bình. Trong buổi lễ, thay cho Mao, Chu Ân Lai phải là người chủ
trì. Người ta trao cho Diệp Kiếm Anh đọc điếu văn. Diệp đã gửi tóm tắt cho
Chủ tịch để làm tin. Họ đã được làm trong khuôn khổ con đường chính
thức. Trần Nghị được coi là con người có công và có cả sai lầm.
Mao xoá từ nói về sai lầm và bằng cách như thế đã hồi phục Trần Nghị.
Trong ngày chôn Trần Nghị, Mao, khi tỉnh giấc, đột nhiên quyết định
tham gia tang lễ. Ông thậm chí không kịp mặc quần áo. Mặc bộ đồ lụa và đi
giầy da, ông cũng tuyên bố rằng nhanh chóng phải đi. Chúng tôi nói trên
đường gió thổi mạnh, trời lạnh, Mao phẩy tay.
Chúng tôi vẫn kịp khoác cho ông áo choàng ấm và mũ. Trên đoạn đường
ngắn tới xe. Mao phải vật lộn với gió thổi vào mặt.
Chúng tôi có mặt ở nơi tổ chức lễ tang sớm hơn số đông những người
được mời. Vợ goá của người quá cố Trương Thanh cùng con cái đã ở đó từ
trước. Khi bà đi vào phòng truy điệu, Mao đứng dậy, có người đi kèm đỡ,
tiến đến bà nắm lấy tay bà.
Bà vợ goá nức nở. Mao mắt nhay nháy. Trần Nghị đã là một đồng chí tốt
-Mao an ủi.
Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Chu Đức tới. Tôi nghe thấy sau lưng
vang lên tiếng ai đó Chủ tịch khóc!, và sau điều này thì phòng tràn ngập
tiếng thút thít.
Nhưng Chủ tịch không khóc. Ông chỉ đơn giản nhấp nháy mắt, cố kìm để
không trào nước mắt ra.
Ông cũng vẫn là một kịch sĩ tài ba.
Trong lễ tang có mặt cả thái tử Campuchia lưu vong Norodom Sihanu.
Khi nói chuyện với ông, Mao đã nói về ý định hợp tác với những người
lãnh đạo bị lưu đầy.