Mao cám ơn Nhật bản vì chiến thắng của những người cộng sản trong nội
chiến. Nếu như người Nhật không can thiệp vào Trung Quốc năm 1930, thì
những người cộng sản và quốc gia không bao giờ hợp tác với nhau. Cuộc
đấu tranh chống xâm lược đã liên kết họ lại. Đảng cộng sản là quá yếu
không đủ sức giành chính quyền. Sự xâm lăng của Nhật bản, Mao tin, là
độc ác, chống lại thiện chí.
Gần ba mươi năm toàn thế giới chờ đợi sự tháo dỡ mối quan hệ thù địch
giữa Trung Quốc và Mỹ. Mao tin là kỷ nguyên mới hợp tác sẽ có một ý
nghĩa chung. Phản ứng dây chuyền đã xảy ra. Lần lượt, các nước châu Âu,
châu Phi, Mỹ la tinh noi gương Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Sự gia nhập Liên hợp quốc tháng 10 năm 1971 là một phần của xu hướng
này.
Mao tin là các nước với các hệ thống chính trị khác nhau có thể hợp tác
và chờ đợi sự mở rộng quan hệ với các nước tư bản. Lấy Nam Triều tiên
làm thí dụ. Người Nam Triều tiên thích ăn cay, Trung Quốc xã hội chủ
nghĩa sản xuất nhiều ớt. Thận chí bây giờ, Mao tuyên bố, Trung Quốc xuất
khẩu hàng chục tấn ớt sang Nam Triều tiên hàng năm, và điều này không
phải là tồi.
Nhưng Mao không nói trước rằng toàn thế giới đang bắt đầu kỷ nguyên
hoà bình. Ông vẫn còn xem xét chính sách toàn cầu bằng thuật ngữ cuộc
đấu tranh giữa ba thế giới. Thế giới thư nhất, chỉ có Mỹ và Liên Xô, là
những nước phát triển kinh tế, giàu có và có lực lượng vũ trang hạt nhân
hùng mạnh. Cả hai nước đều muốn bá chủ toàn cầu, và tăng cường sức
mạnh quân sự thường xuyên đe dọa chiến tranh. Thế giới thư hai gồm Nhật,
Châu Âu, Canada và Úc, là những nước giàu có và làm chủ vũ khí có thể
huỷ diệt nào đấy, bao gồm bom nguyên tử. Họ không thể đứng ngoài cuộc
đấu tranh. Thế giới thứ ba, lạc hậu và nghèo đói, là nạn nhân của cuộc đấu
tranh của siêu cường. Trung Quốc thuộc thế giới thứ ba cùng với các nước
châu Phi, Mỹ la tinh và phần đông các nước châu á. Mao tin rằng hiện trạng
thế giới – chỉ biểu hiện nhất thời. Mọi thế hệ phải trải qua chiến tranh.