sức khỏe của ông tôi chỉ biết được qua y tá. Giờ đây và tôi cũng đi đến kết
luận về sự cần thiết cần thiết phải tiêm glucoza.
Tình hình rất căng thẳng. Hồ Thư Đông, hồi trước ủng hộ tiêm glucoza,
bối rối nhất. Ông muốn ra khỏi nhóm, nhưng người ta không giải quyết.
Một buổi chiều, khi uống thuốc ngủ, ông đánh rơi mẩu thuốc lá xuống mền
chăn. Lửa bốc lên, và Hồ bị bỏng nặng. Người ta chở ông vào bệnh viện
Bắc Kinh, ông nằm ở đó cho đến khi Mao qua đời, thoát một cách tốt đẹp
trách nhiệm điều trị của Chủ tịch.
Sau cuộc ra đi độc đáo như thế Hồ Thư Đông, tôi chuyển vào Trung Nam
Hải. Tôi muốn ba bác sĩ thần kinh học theo dõi Mao. Tuy nhiên Trương
Ngọc Phượng cho rằng các bác sĩ là vô tích sự, còn Trương Diêu Tự không
làm gì cả để chống ý kiến cô ta. Chỉ có sự can thiệp Uông Đông Hưng mới
quyết định được vấn đề.
Tới lúc này Mao hăng hái xem phim. Mao và Trương Ngọc Phượng xem
phim Đài Loan và Hồng Kông trong buồng làm việc, còn đối với nhân viên
nhóm Một người ta dựng một màn ảnh lớn chỗ bể bơi cũ. Các bác sĩ được
mời đến xem phim và đôi khi cũng có phiền toái. Trương Diêu Tự muốn tất
cả phải có mặt. Nhưng việc chiếu phim kéo dài đến hai ba giờ đêm, và
thường gần của Chủ tịch đang lâm bệnh không một bác sĩ nào cả.
Chiến dịch chống Đặng Tiểu Bình lan rộng. Tháng tám, phó bí thư ủy
ban cách mạng đại học tổng hợp Thanh Hoa Lưu Bình viết một bức thư cho
Mao, phê bình Chí Cương bí thư ủy ban và phó bí thư khác là Tạ Thanh
Nhị về thái độ lơ là công việc và tha hoá trong cuộc sống.
Mao bảo vệ Chí Cương và Tạ Thanh Nhị, nói là cả hai người này kiên
định đi theo đường lối cách mạng của ông. Nhưng về sau bức thư này được
sử dụng để giáng một đòn vào Đặng Tiểu Bình. Mao đánh giá bức thư của
Lưu Bình như sự công kích ông và buộc tội Đặng trong sự dàn cảnh với
Lưu Bình. Sự kiện ở Thanh Hoa, Mao nói, không phải là trường hợp duy
nhất, phản ánh đấu tranh nội bộ, không được giải quyết bằng cách mạng
văn hoá.