Tư dinh có một cái sân bên trong lớn nhất, nơi có những khóm tre và cây
cối luôn luôn xanh tươi, có một vòi phun nước và một dàn nho. Trong sân
còn có một vườn rau, cuối những năm 1960, người ta đã xây một hầm ngầm
phòng không trong khu vườn này. Giữa năm toà nhà, một lối vào ở phía sau
nối với căn phòng của chính phủ. Trước khi Đại lễ đường được xây dựng,
các đại sứ thường đến viếng thăm phòng này. Những phòng ngủ của các vệ
sĩ của Mao và các y tá của Giang Thanh cũng ở trong tòa nhà này. Ngoài ra,
ở đó còn cất chứa thực phẩm của Mao trong những tủ lạnh sản xuất từ
những năm 1940 mang nhãn hiệu General Electric cũng như dự trữ những
vật dụng hàng ngày và thuốc men
Những phòng của vệ sĩ của Mao, trong đó lịch trình của Mao cũng được
lưu tâm, ở phía sau tòa nhà thứ tư. Bất kỳ ai, kể cả những nhân vật thân cận
muốn nói chuyện với Mao, trước hết đều phải trình báo đám vệ sĩ này. Từ
đó, ngày 30 tháng 4 năm 1955, tôi cũng được thông báo là Mao ốm.
Tôi được một vệ sĩ đón.
- Có chuyện gì thế – Tôi hỏi.
- Chủ tịch đã uống hai viên thuốc ngủ, nhưng không tài nào chợp mắt
được – Người vệ sĩ trả lời.
- Chủ tịch muốn nói chuyện với đồng chí.
Tôi được đưa vào phòng ngủ của Mao. Đó là căn phòng khá rộng, gần
rộng bằng phòng chơi bóng. Đồ gỗ trong phòng được chạm khắc vừa theo
lối Tây phương, vừa theo lối Trung Quốc, hiện đại, tiện lợi và trước bốn
khung cửa sổ có treo những tấm rèm nặng. Sau này tôi có cảm giác những
tấm rèm đó thường được kéo kín mít, đến nỗi người ta không biết ở bên
ngoài là ban ngày hay ban đêm.
Mao nằm trong một chiếc giường gỗ rộng, gấp rưỡi chiếc giường đôi
bình thường, do một thợ mộc ở Trung Nam Hải đóng riêng cho ông. Trên
giường sách vở chất đống và tôi nhận ra một đầu giường cao hơn đầu kia,
nơi Mao đang nằm, khoảng mười xăng-ti-mét. Lý Ẩm Kiều nói rằng giường
nghiêng là để đảm bảo an toàn cho Mao không bị lăn khỏi giường. Những