không còn sanh, không còn tử. Nó nằm ngoài tầm với của Tử thần.
Nhưng vì không biết bờ bên kia, chúng ta phải tiếp tục tái sinh bên bờ
này với vô vàn khổ đau bất tận.
Tuy nhiên, một khi ta hiểu về khổ đau, phiền não, thì không có chỗ
nào khác để ta muốn hướng đến: ta hướng thẳng đến bờ bên kia, bờ
không có sinh hay tử, bờ mà ở đấy nhiễm ô và ái dục đã bị tiêu diệt vĩnh
viễn. Như vậy, sự tu tập của ta tiến thẳng đến chỗ chấm dứt đau khổ và
nhiễm ô, đến sự thông suốt rõ ràng các đặc tính chung của vô thường,
khổ và vô ngã trong các uẩn. Những người có chánh niệm tỉnh giác chú
tâm quán niệm để hướng đến chỗ tận diệt rốt ráo, vì nếu sự trừ diệt của
họ không tuyệt đối, họ còn sẽ phải tái sinh vào trong khổ đau, phiền não.
Vì vậy, hãy tiếp tục tiêu diệt chấp thủ, tiếp tục xả bỏ, tiếp tục quán về vô
thường, khổ và vô ngã và buông bỏ tất cả. Đó chắc chắn là chính đạo.
Đây không phải là điều đáng biết và đáng tu tập sao? Ta cũng biết,
điều đó không có gì là bí mật hay xa vời. Mà là điều mọi người nam hay
nữ đều có thể thực hiện được, điều mà tất cả chúng ta đều có thể luyện
thành. Chúng ta có thể phát triển giới hạnh, có thể làm tâm yên tĩnh và
có thể dùng chánh niệm tỉnh giác để quán niệm. Như vậy, điều này
không đáng tu tập sao?
Người ngu bảo không. Họ nói họ không thể làm được: không thể
giữ giới, không thể làm tâm yên tĩnh. Điều tuyệt trần nhất trên đời - sự tu
tập để thoát khỏi khổ đau, phiền não - vậy mà họ lại từ chối. Trái lại, họ
chạy quanh quẩn trong tán loạn, cạnh tranh lẫn nhau, tự đề cao bản thân
và rốt cuộc mục rữa trong quan tài. Vậy thì có gì thật sự hấp dẫn đâu?
Chúng ta đi lạc đường đã lâu lắm rồi, cuộc đời chúng ta sắp kết thúc
sau bao nhiêu thập niên. Giờ chúng ta đến đây để thay đổi hoàn toàn.
Dầu bao nhiêu tuổi, chúng ta sống không phải để hưởng tiện nghi, thoải
mái mà là để ta tư duy về phiền não. Nhờ đó ta sẽ có thể tiêu diệt được
nó. Đừng tưởng rằng ta không thể sống thiếu gia đình và người thân. Ta
chỉ một mình. Ta đến cõi đời này một mình và ta sẽ ra đi một mình. Chỉ
khi nào không còn ngã nữa: Đấy chính là lúc ta thấm nhuần Pháp. Nếu
còn ngã để tái sinh, ta lại kẹt vào vòng khổ đau, phiền não. Vậy không
đáng để ta cố gắng đạt giải thoát sao? Đó là điều mà mỗi chúng ta phải tự
khám phá ra cho mình.
Tất cả những ai tin tưởng vào Đức Phật đều phải đi theo con đường
này. Tin vào nhiễm ô là tự nhảy vào đầm lầy - và ở đấy sẽ có ai để cho ta
có thể khoe khoang, ngoài nỗi khổ đau của bản thân? Cái trí đưa đến sự
yểm ly và ly tham được coi là trí tuệ chân chính. Nhưng cái biết đưa ta
đến chấp thủ, thì ta là đệ tử của Ma vương. Ta vẫn còn thấy sự vật quanh
mình hấp dẫn. Ta có thể bảo rằng mình đã yểm ly, nhưng tâm ta chưa