ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 100

víu, phải xả bỏ: "Tất cả đều không đáng chấp". Đây là tóm tắt cơ bản của
tất cả những điều Đức Phật dạy.

Tất cả hiện tượng, dầu hữu vi hay vô vi, đều nằm trong câu "Sabbe

dhamma anatta - các pháp vô ngã". Chúng không đáng để ta bám víu.
Điều này bao gồm tất cả, kể cả sự quán sát của chúng ta để tìm chân lý
của thế gian và của Pháp, để có thể thấy sự vật rõ ràng với chánh niệm
tỉnh giác của chúng ta, thấu suốt các hiện tượng từ hữu vi đến vô vi, hay
từ thế gian đến xuất thế gian, tất cả đều phải thực hiện bằng cách xoay
nhìn vào bên trong, không phải bên ngoài.

Nếu muốn thấy cái tinh túy thật sự của Pháp, chúng ta phải quán

chiếu một cách sâu sắc, thâm thúy. Sau đó chỉ là vấn đề xả bỏ mà thôi.
Chúng ta thấy toàn bộ và xả bỏ mọi thứ. Đề mục không chấp thủ bao
trùm tất cả từ đầu đến cuối. Nếu sự tu tập của chúng ta đúng, đó là nhờ
chúng ta quán sát mọi thứ với chánh niệm tỉnh giác, không mảy may
chấp vào sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Đức Phật dạy về lý do tại sao si không biết sắc, ảo tưởng về sắc đưa

đến ái, tức ý nghiệp khởi lên trong tâm và làm tâm dao động, dẫn đến
nghiệp và vì nghiệp mà chúng ta cố gắng lấy cho được cái ta thèm muốn.
Khi hiểu được điều này, ta mới có thể tu đúng, vì ta biết mình phải đoạn
trừ ái dục. Lý do chúng ta phải luôn quán niệm thân và tâm là để chúng
ta không cảm thấy ham muốn, không đắm say bất cứ điều gì ở bên ngoài.
Ta càng quán niệm, thì các thứ ở bên ngoài càng thiếu hấp dẫn, không
đáng để ta say đắm chút nào. Lý do khiến ta say đắm, hứng thú là vì ta si.
Vì thế ta mê người, mê vật, bấn lọan cả lên, huênh hoang về những vấn
đề thế gian: "Cái này tốt, cái kia xấu, cô nọ hay anh kia dở". Tâm tán
loạn theo những chuyện thế gian - như thế làm sao ta có thể quán sát
những căn bệnh trong tâm ta được?

Đức Phật đã trả lời câu hỏi của Mogharaja –“Người ta phải nhìn thế

gian cách nào để thoát tay tử thần”. Bằng cách thấy thế giới này là vô
ngã. Chúng ta phải tước bỏ những quy ước như "người" và "chúng sinh",
và tất cả những danh xưng như các phân tử, các uẫn, và các căn. Một khi
chúng ta đã biết cách tước bỏ các quy ước và danh xưng, thì chúng ta
không còn cần phải bám vào điều gì nữa. Cái còn lại là bất tử, siêu việt,
là Niết bàn. Có nhiều tên để gọi, nhưng tất cả chỉ là một và cùng thứ. Khi
ta tước bỏ mọi thứ trần tục, cái còn lại là cái siêu việt. Khi ta tước bỏ hết
tất cả những cái hữu vi, thì cái còn lại là vô vi, là chân Pháp.

Vì thế, hãy tự mình suy xét cái này có đáng đạt đến không? Nếu

chúng ta còn lưu lại thế gian, chúng ta còn phải đi qua sinh tử mãi mãi
trong tam giới: dục giới, sắc giới, và vô sắc giới. Ngược lại, ở bờ bên kia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.