ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 105

không, ta sẽ bị kéo theo những mối bận tâm tùy theo cách ta đặt tên cho
các xúcgiác. Nếu ta không bị vướng vào các xúc giác phát khởi trong
hiện tại, thì ta lại rơi vào ký ức của quá khứ hay vọng tưởng về tương lai.
Đây là lý do tại sao ta phải rèn luyện tâm an trụ vững chắc trong trung
tính, không dính mắc vào bất cứ chuyện gì hết. Nếu ta có thể duy trì vị
thế này liên tục, ta sẽ quét sạch được mọi thứ ra khỏi tâm
, hủy diệt được
khổ đau, phiền não ngay trong hiện tại trong từng và mỗi lúc.

Tất cả mọi thứ sinh rồi diệt, sinh rồi diệt - tất cả. Đừng bám giữ bất

cứ gì, nghĩ rằng nó tốt hay xấu hay xem nó như là cái ngã của ta. Hãy
dừng tất cả mọi nghĩ suy tán loạn và các tâm hành. Khi ta có thể duy trì
trạng thái tỉnh thức này, tâm tự nó sẽ lắng đọng, và sẽ tự nhiên trở nên
trống rỗng và tự do. Nếu có ý nghĩ nào khởi lên thì phải chắc rằng chúng
chỉ đến rồi đi, đừng bám víu vào chúng. Khi ta có thể hiểu được các khía
cạnh của tâm sinh diệt, thì không còn phải làm gì nhiều nữa. Chỉ cần tiếp
tục quan sát và buông bỏ, rồi ta sẽ không còn những dòng suy tưởng
miên man về quá khứ hay tương lai. Tất cả đều dừng ngay vào lúc sinh
và diệt.

Khi ta thật sự thấy hiện tại với những sự sinh và diệt của nó, thì

không còn vấn đề gì lớn nữa. Khi ta suy nghĩ về chuyện gì, tất cả đều
qua đi, nhưng nếu ta không nhìn thấy nó qua đi, ta sẽ bám vào bất cứ
điều gì xảy ra kế tiếp
, và rồi tất cả mọi sự trở nên tán loạn với những sự
tưởng tượng không ngừng. Vì vậy ta phải chặt đứt các tâm hành liên kết
đang tiếp tục trôi chảy như một dòng nước. Xác lập chánh niệm và một
khi chánh niệm đã được xác lập, chỉ cần chú tâm trọn vẹn vào tâm. Rồi
ta sẽ có thể dừng được dòng tâm hành đã khiến ta xao lãng. Hãy thực
hiện điều này bất cứ lúc nào có thể, và tâm sẽ trở nên yên tĩnh, trống
không, không vướng mắc, không chấp thủ. Sau đó tu tập quán sát đi,
quán sát lại trạng thái tâm bình thường bất cứ khi nào nó bị chìm đắm và
bắt đầu dệt ra những dòng tư tưởng lê thê. Ngay khi ý thức được điều
này, hãy dừng chúng lại. Khi ta dừng chúng ngay đó, mọi thứ đều bị hủy
diệt. Bất cứ vấn đề gì, diệt trừ nó ngay. Thực hành như thế này cho đến
khi ta trở nên thành thạo, và tâm sẽ không còn bị xao lãng.

Giống như lái xe hơi: khi muốn dừng lại, ta chỉ cần đạp mạnh thắng

và ta dừng lại ngay. Tâm cũng giống như thế. Khi nào ta có chánh niệm,
tâm dừng lại ngay và trở nên yên tĩnh. Nói cách khác, khi chánh niệm
vững chắc, thì bất cứ việc gì xảy ra, ngay khi ta ý thức về nó với chánh
niệm, tâm dừng lại, không vướng mắc và tự do. Đây là một phương pháp
đơn giản: dùng chánh niệm để dừng tâm lại. Các phương thức khác thì
quá chậm để phản ứng. Phương thức tự quan sát bản thân, tự biết mình,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.