ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 107

xảy ra vì chúng ta ngồi lâu, tâm bị kích động vì tham dục thúc đẩy đòi
thay đổi. Nó muốn chúng ta điều chỉnh, thay đổi hoàn cảnh khổ bằng
cách này hay cách khác. Tuy nhiên, chúng ta phải tu tập để diệt trừ tham
ái đó
. Nếu cái đau nơi thân trở nên dữ dội, chúng ta phải tu tập để giữ
bình thản, để ý thức rằng đây là cái đau của các uẩn -không phải là cái
đau của ta- cho đến khi tâm không còn kích động nữa và có thể trở lại
trạng thái tâm xả bình thường.

Ngay nếu như xả thọ chưa được trọn vẹn cũng đừng lo ngại. Chỉ cần

chắc chắn rằng tâm không giằng co muốn thay đổi hoàn cảnh. Tiếp tục
diệt trừ sự giằng co, sự tham ái. Nếu cái đau trở nên quá sức chịu đựng
khiến ta phải thay đổi tư thế, đừng thay đổi khi tâm đang còn trong trạng
thái bị kích động. Tiếp tục ngồi yên như thế, xem cái đau tiến triển đến
mức nào và chỉ thay đổi tư thế ở thời điểm thích hợp. Khi duỗi chân ra,
vẫn giữ tâm an trụ, vẫn xả. Giữ tư thế này trong chừng năm phút, thì cái
đau dữ dội sẽ qua đi. Nhưng hãy coi chừng. Khi thọ lạc thay thế thọ khổ,
tâm sẽ rất thích điều đó. Vì vậy, ta phải chánh niệm để giữ tâm trung tính
và xả.

Hãy thực hành điều này trong mọi hoạt động của ta, vì tâm có

khuynh hướng chìm đắm vào các lạc thọ. Vì thế, ta phải giữ chánh niệm
thiết lập vững chắc, biết rõ tính chất thật sự của các cảm thọ: vô thường
và khổ não, không có chút khoái lạc thật sự nào trong đó hết. Quán niệm
lạc thọ để thấy chúng chỉ là khổ. Ta phải luôn tu tập như thế. Đừng say
đắm các lạc thọ, nếu không, ta sẽ còn đau khổ, phiền não nhiều hơn, vì ái
dục không muốn gì ngoài khoái lạc, mà các uẫn chỉ có thể mang đến khổ
đau. Tất cả các uẫn, sinh lý hay tâm lý, đều là khổ. Nếu tâm có thể vượt
lên trên lạc, lên trên khổ, lên trên thọ, chính ngay đó nó được giải thoát.
Xin hiểu điều này. Đó là sự giải thoát khỏi thọ. Nếu tâm còn chưa đạt
được giải thoát khỏi thọ, nếu nó vẫn còn muốn khoái lạc, vẫn còn chấp
vào lạc và khổ, thì hãy cố gắng quán sát trạng thái tâm ở những lúc tâm
trung tính đối với thọ. Điều đó sẽ có thể giúp tâm thoát khỏi khổ đau,
phiền não.

Vì vậy chúng ta phải thực hành nhiều với các khổ thọ nơi thân, đồng

thời cố gắng hiểu cả lạc thọ nữa, vì các lạc thọ liên quan đến các nhiễm ô
vi tế của đam mê và tham ái là những điều chúng ta chưa thật sự hiểu
được. Ta cứ nghĩ chúng là những lạc thọ chân chánh, nên ta rất muốn
được có. Đó là ái dục và Đức Phật đã khuyên ta nên dứt bỏ ái dục và
đam mê đối với danh và sắc. "Đam mê" ở đây nghĩa là chỉ muốn có
khoái lạc để rồi vướng mắc vào cái yêu, ghét đối với những gì xảy ra tiếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.