ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 108

theo đó. Có nghĩa là chúng ta bị vướng mắc trong những hương vị tuyệt
trần của các cảm thọ, dầu đó là các thọ nơi thân hay thọ nơi tâm.

Chúng ta nên ý thức rằng khi một cảm thọ khổ nơi thân trở nên quá

mãnh liệt, chúng ta có thể đương đầu với nó bằng cách sử dụng chánh
niệm để giữ tâm không tán loạn. Được thế rồi thì dầu thân có đau đớn
cùng cực, ta vẫn có thể buông xả. Dầu thân có bị kích động, tâm vẫn
không bị kích động theo. Nhưng để làm được điều này, trước hết ta phải
rèn luyện để tách rời cảm giác khỏi tâm trong khi ta còn mạnh khỏe.

Đối với những cảm giác đi kèm theo tham ái, nếu chúng ta cứ tích

lũy chúng, chúng sẽ khiến ta thêm đau khổ. Đừng xem chúng là dễ chịu
hay thoải mái, vì đấy là ảo giác. Ta phải quán sát để thấy các thọ -bất kể
là loại gì- tất cả đều là vô thường, khổ và vô ngã. Nếu ta có thể buông bỏ
được thọ, ta sẽ trở nên nhàm chán với những sắc, thọ, tưởng, hành và
thức, chất chứa các lạc thọ. Nhưng nếu ta không quán niệm những điều
này, ta sẽ vẫn đắm chìm trong đó.

Vì vậy cố gắng để ý khi tâm ở trong tình trạng say đắm này. Tâm có

rỗng không và an lạc không? Nếu tâm chấp thủ, ta sẽ thấy nó dơ bẩn và
bị nhiễm ô bởi vì tâm mê đắm trong sự bám víu. Ngay khi bị đau, nó đã
bực bội. Nếu tâm chấp vào ba cảm thọ -lạc, khổ, hay trung tính (không
khổ, không lạc)- nó phải chịu đựng khổ đau, phiền não. Chúng ta phải
thấy sự vô thường, khổ, và vô ngã của thân và tâm để không bám víu.
Chúng ta không bám víu dầu nhìn ra ngoài hay trở vào bên trong. Chúng
ta sẽ rỗng không - rỗng không là vì không còn bám víu. Chúng ta sẽ biết
tâm không còn khổ vì phiền não. Càng nhìn sâu vào bên trong, chúng ta
càng thấy tâm quả thật không còn chấp thủ.

Đây là phương cách giúp ta thoát được khổ đau, phiền não. Một

phương cách đơn giản nhất để được giải thoát, nhưng nếu chúng ta
không thật sự hiểu, thì nó lại là cách khó nhất. Do đó điều cực kỳ quan
trọng là ta phải thực hành buông bỏ. Ngay giây phút tâm bám vào bất cứ
cái gì, ta có thể thực sự khiến tâm buông bỏ. Và rồi lưu ý rằng khi ta bảo
tâm buông, nó buông. Khi ta bảo nó dừng, nó dừng. Khi ta bảo nó rỗng
không, nó thật sự rỗng không.

Phương pháp quán sát tâm này hết sức hữu ích, nhưng chúng ta rất

hiếm khi muốn trở nên thiện xảo, hiểu biết trong việc diệt khổ cho bản
thân. Chúng ta tu tập một cách an nhàn, chểnh mảng, không biết cần sửa
đổi điểm nào, cần trừ diệt phiền não ở đâu, phải nên buông bỏ cái gì. Và
vì thế chúng ta cứ quanh quẩn trong đau khổ và chấp thủ.

Chúng ta cần tìm cơ hội diệt khổ trong từng giây phút. Chúng ta

không thể chỉ sống, ăn ngủ thoải mái. Chúng ta cần phải tìm cách để
quan sát và quán niệm tất cả mọi sự, sử dụng tâm chánh niệm tỉnh giác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.