rất đáng biết vì ai cũng có thể áp dụng nó vào bất cứ lúc nào. Như ngay
lúc này khi tôi đang nói và các hành giả đang lắng nghe, chỉ cần tập
trung chú ý ngay nơi tâm khi nó đang bình thường ngay giây phút hiện
tại. Đây là một phương cách tuyệt vời để biết tâm.
Trước khi chúng ta biết chút gì về phương cách này, ta để tâm chạy
đuổi theo bất cứ ý nghĩ nào phát khởi trong tâm, và khi nó vừa chấm dứt
thì bắt ngay lấy ý nghĩ mới vừa phát sinh, rồi dệt ra bao mạng lưới để
bẫy chúng ta vào đủ thứ rắc rối phiền toái. Dầu chúng ta có thực hành bất
cứ phương pháp thiền nào cũng không thể thật sự dừng sự xao lãng của
chúng ta. Vì vậy đừng xem thường phương pháp này là quá đơn giản.
Hãy rèn luyện để có thể kiểm soát bất cứ đối tượng nào mà ta tiếp xúc
hay bất cứ ý kiến nào xâm phạm sự tỉnh thức của ta. Khi tự ái và ý kiến
nổi lên, hãy gào, "Dừng lại! Hãy để tôi nói trước đã!" Phương pháp
ngưng chiến này thật sự có thể khiến nhiễm ô ngưng ngay tức khắc, ngay
cả khi chúng giống như hai người đang ngắt lời lẫn nhau để giành nói, sự
tự ái hay ngã mạn của một bên tức khắc phản đối trước khi phía bên kia
nói xong. Hay ta có thể bảo nó giống như thình lình chạy đâm vào một
con thú nguy hiểm -cọp hay rắn độc- mà không có cách gì để thoát được.
Ta chỉ còn có một cách để làm là dừng lại, hoàn toàn đứng yên, và rải
tâm từ .
Ở đây cũng thế. Ta chỉ cần dừng lại, và điều đó chặt đứt sức mạnh
của nhiễm ô hay bất cứ cảm giác về ngã nào đột nhiên xuất hiện. Chúng
ta phải chặn uế nhiễm ngay tại chỗ, nếu không, chúng sẽ trở nên mạnh
mẽ và tiếp tục tăng trưởng. Như thế, chúng ta phải chặn chúng lại ngay
từ đầu. Chống cự lại chúng ngay từ đầu. Bằng cách này chánh niệm của
ta sẽ trở nên quen đương đầu với chúng. Ngay khi ta bảo, "Dừng lại!"
mọi thứ dừng lại ngay. Nhiễm ô sẽ trở nên phục tùng và không còn dám
đẩy ta đi quanh quẩn dưới bất cứ hình thức nào.
Nếu ta sẽ ngồi thiền trong một giờ, phải chắc chắn rằng ta giữ chánh
niệm ngay tâm suốt thời gian đó. Không nên chỉ nhắm đến thụ hưởng sự
yên tĩnh. Hãy ngồi và quán sát những cảm giác trong tâm để xem tâm tập
trung như thế nào. Đừng bận tâm đến bất cứ ái dục hay cảm xúc nào trỗi
dậy. Dầu cho đau nhức xảy ra, dưới bất cứ hình thức nào, đừng để ý đến.
Tiếp tục lưu ý đến tình trạng an định bình thường của tâm. Tâm sẽ không
đi lạc chạy theo khoái lạc hay đau đớn, nhưng sẽ buông bỏ hết, xem đau
đớn như là vấn đề của các uẩn, vì chúng vô thường. Thọ là vô thường.
Thân là vô thường. Chúng phải là như vậy.
Khi một lạc thọ khởi lên, tâm tham ái muốn thọ lạc ấy và muốn duy
trì cảm giác đó càng lâu càng tốt. Nhưng khi cái đau phát sinh, tâm lại
phản ứng hoàn toàn trái ngược, vì cái đau làm tổn thương. Khi thân đau