ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 122

chúng. Chúng ta đã buông bỏ chúng. Chúng ta đã thiết lập cái biết của
mình ngay nơi tâm, rồi buông bất cứ cái biết nào phát sinh, cho đến khi
tâm trở nên rỗng không. Rõ ràng. Nơi nó và chính nó.

Thức, khi chúng ta biết nó từ bên trong, sinh và diệt theo tiến trình

tự nhiên của nó. Nó không có thực thể –đây là điều chúng ta nhận biết
khi ta quán sát đặc tính cơ bản của thức (viññana-dhatu), đơn giản và
thuần khiết. Khi nó không tham dự vào các hiện tượng danh và sắc, mà
chỉ ý thức về bản thân –ý thức một cách đơn giản và thuần khiết. Đó gọi
là tâm đơn thuần, hay sở hữu tâm đơn thuần, và tự buông bỏ. Khi chúng
ta biết và buông bỏ cái biết, có nghĩa là ta biết cái thức (giúp ta) cảm
nhận sự vật, rồi sau đó thức tự buông bỏ.

Đối với thức uẩn (viññana-khandha), đó là cái thức rắc rối. Mầm

mống tạo ra các vấn đề nằm ngay ở loại thức này. Nó chỉ muốn chấp vào
ngã. Dầu nó có thể buông cái đau nơi thân, hoặc những hiện tượng tâm
sinh lý nói chung, nó vẫn chấp ngã. Vì vậy khi được khuyên nên biết
buông bỏ cái biết, có nghĩa là buông bỏ loại thức này, đến chỗ nó chẳng
còn tự đặt tên. Đó là khi nó trở nên trống không. Nếu chúng ta hiểu được
điều này, hoặc có thể giải quyết những vướng mắc trong tâm trí ta từ góc
độ này, thì không còn gì là vấn đề nữa. Đau đớn, khổ ải, phiền não – tất
cả những mối bận tâm của chúng ta – sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa.
Không có tốt, xấu hay bất cứ thứ gì cả. Tính cách đối đãi sẽ không còn
hiệu lực nữa. Nếu chúng ta biết bằng cách đó biết buông bỏ cái biết,
thứcđơn giản và thuần khiết thì ta tránh được mọi sự tạo tác của tâm.

Các tính cách đối đãi tạo nên tốt, xấu: thật sự thì chúng chẳng là gì.

Chúng phát khởi, chỉ có thế; rồi chúng diệt, cũng chỉ có thế. Như vậy,
giờ chúng ta đã biết các vấn đề của tính đối đãi khiến tâm hay thức chao
đảo, rơi vào những vòng xoáy bất tận. Khi chúng ta ý thức được cái biết
buông bỏ cái biết ấy, ngay chính nơi tâm, thì tính đối đãi sẽ không còn có
ý nghĩa gì nữa. Không còn sự bám víu vào các phán đoán tốt xấu, ưa
ghét, đúng sai, hay bất cứ thứ gì. Chúng ta chỉ cần tiếp tục buông bỏ.

Dù cái trí biết buông bỏ cái biết tự nó không có tên gọi, như “tôi

biết”, hay “tôi thấy”. Nhưng đây là điều khá sâu sắc, ta phải cố gắng để
nhìn cho rõ và cho đúng. Ta phải tiếp tục quán sát một cách khôn ngoan.
Sự tinh tế trong cái nhìn của ta rất quan trọng, vì chỉ có nó mới đưa ta
đến Giác Ngộ. Sự hiểu biết của ta cần phải thấu đáo, tinh khôn Phải
chắc chắn như thế.
Nếu không cái biết của ta về bản chất thật của vạn
pháp – ở bên trong lẫn bên ngoài - sẽ không thật sự rõ ràng. Nó sẽ mắc
kẹt ở những mức độ sơ đẳng của tính rỗng không, sẽ phán đoán, đặt tên
mọi thứ và chất chứa chúng bằng cách bám chặt vào đó. Loại trống rỗng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.