ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 123

đó không thể nào so sánh với cái trống không này – cái biết buông bỏ cái
biết ngay nơi tâm thức đơn giản và thuần khiết. Hãy duy trì cái biết này
liên tục. Nếu có lỡ quên trong một giây phút nào đó, hãy quay trở lại với
nó ngay. Chúng ta sẽ thấy rằng khi ta không bám víu vào các phán đoán
tốt xấu, các vọng tưởng thì chúng sẽ tự dừng lại. Chúng sẽ hoại diệt. Vì
thế khi Đức Phật khuyên chúng ta nên nhìn thế giới này như trống
không, thì đó là cách ta nên nhìn.

Cái rỗng không này là do tâm không gán ghép ý nghĩa, không vẽ

vời, không chấp vào các pháp. Tâm như thế sẽ trống không. Một khi đã
nhận thức đúng về loại tâm trống không này, chúng ta sẽ không còn bị
bất cứ điều gì dẫn dắt. Nhưng nếu ta không thật sự chú tâm vào điều này,
thì sẽ chỉ có những thoáng chốc trống không, rồi ta lại thấy mình bị xao
lãng bởi cái này, cái kia, phá hỏng sự trống không. Loại trống rỗng đó là
thứ trống không trong rối loạn. Ta vẫn bị rối trí vì ta chưa quán chiếu đến
các mức độ sâu xa hơn. Chúng ta chỉ chơi đùa với trống không. Các mức
độ sâu sắc của rỗng không đòi hỏi ta phải chú tâm vào, tiếp tục quán sát
cho đến khi ta thông suốt về bản chất thật của các pháp trong hiện tượng
sinh diệt diễn ra ngay trước mắt ta. Loại tâm này không tham dự, không
chấp vào các ý nghĩa hay sự phán đoán.

Nếu chúng ta nhìn tính trống rỗng này chính xác, thì sẽ không còn

vấn đề gì nữa, không còn việc đặt tên cho bao hiện tượng danh sắc. Đến
lúc tính chất trống rỗng này tan rã, cũng không có gì phải nhốn nháo,
không có gì phải bực dọc, vì đó là tiến trình tự nhiên của nó. Chỉ khi nào
ta chấp vào đó, ta mới đau khổ.

Pháp (Dhamma) ở ngay nơi thân và tâm này, chỉ là chúng ta không

nhìn thấy mà thôi – hoặc ta thấy nó một cách sai lạc, rồi chấp vào đó, để
tự làm khổ mình. Nếu ta nhìn các pháp với con mắt của chánh niệm tỉnh
giác, thì làm gì ta phải khổ đau? Làm sao ta phải lo sợ về cái đau, cái
chết? Dầu có lo sợ, ta làm được gì? Các hiện tượng tâm sinh lý phải tuân
theo quy trình của chúng – vô thường, phiền não theo cách của chúng, ta
không có cách gì kiềm chế được. Vậy tại sao chúng ta phải chạy theo,
bám vào chúng và cho rằng khổ ưu, phiền não của chúng là của ta? Nếu
ta hiểu rằng chính cái chấp mới làm cho ta luôn đau khổ trong mỗi hơi
thở ra vào, vậy thì ta chỉ có một cách duy nhất là buông nó, rồi ta sẽ thấy
sự giải thoát khỏi khổ đau đang diễn ra trước mắt ta như thế nào.

Vì thế hãy tiếp tục quán sát để biết, ngay nơi tâm. Nhưng cũng đừng

đặt tên nó là “tâm” hoặc bất cứ thứ gì. Hãy để các pháp tự chúng là, đơn
giản và thuần khiết. Vậy là đủ. Chúng ta không cần gán thêm ý nghĩa
hay đặt tên cho bất cứ thứ gì. Đó là sự đoạn diệt của tất cả mọi khổ đau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.