ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 120

Đây là điều chúng ta phải tự biết. Không có ngôn từ nào có thể diễn

tả được nó, nhưng chúng ta có thể nói về nó qua sự hướng dẫn, vì có thể
cuối cùng là chúng ta buông bỏ tất cả, trong cái được gọi là biến mất
không để lại dấu vết.

Nếu chúng ta tiếp tục phát triển trí tuệ mỗi ngày, mỗi giây phút như

thế đó, thì điểm rã tan không còn dấu vết của tâm sẽ tự động xảy ra. Tâm
sẽ tự biết điều đó. Vì vậy đừng để tâm tự chuốc phiền não với những lo
lắng về khổ hay lạc. Hãy tập trung quán chiếu tâm thật sâu xa, không
ngừng nghỉ.

Bạn có thấy điều này rất khác với khi còn mạnh khỏe ta chạy lòng

vòng, làm việc này, việc kia? Vì thế sẽ không tai hại gì khi ta phải nằm
bệnh. Có tai hại chăng chính là do chúng ta si mê bày trò phán đoán, đặt
tên, gán ghép ý nghĩa cho sự việc. Kẻ phàm phu thường suy nghĩ về bản
chất phù du của cuộc sống khi liên tưởng đến người khác, khi có ai đó
ngã bệnh hay qua đời; nhưng họ hiếm khi suy nghĩ về bản chất phù du
của cuộc sống ngay nơi cuộc đời họ. Hoặc có nghĩ đến thì cũng chỉ trong
chốc lát, rồi quên ngay, rồi họ lại hoàn toàn chìm đắm trong những mối
quan tâm khác. Họ không mang những sự thật này vào nội tâm, để quán
chiếu về sự vô thường xảy ra bên trong họ trong từng sát na. Họ vẫn làm
việc này, việc kia, suy nghĩ điều này, điều nọ, phát biểu nọ, kia, vì thế họ
mất hết phương hướng.

Khi hành thiền minh sát, không phải là chúng ta có thể bỏ ra một

hay hai tháng đến một trung tâm thiền nào đó để thực hành. Đó không
phải là sự hành thiền thực sự. Không thể so sánh với những gì chúng ta
đang làm ngay hiện tại, vì ở đây chúng ta có thể hành thiền suốt ngày
mỗi ngày, mỗi đêm, trừ khi ngủ. Nhất là khi cái đau thật mãnh liệt, nó
giúp cho việc hành thiền của chúng ta, vì nó mang đến cho ta cơ hội để
nhận biết một lần và mãi mãi vô thường là như thế nào, phiền não, khổ
đau là như thế nào, sự bất lực, không thể kiềm chế mọi thứ ra làm sao.

Chúng ta phải khám phá ra ngay tại đây, ngay trước mặt ta, vì vậy

đừng cố gắng trốn tránh cái đau. Hãy hành thiền minh sát để ta có thể
thấy được bản chất thực sự của khổ đau, thấy được bản chất đó là Pháp
(Dhamma), rồi buông bỏ nó. Tu tập được như thế, thì không thể nào ta
sai lệch. Đây là cách để ta giải thoát khỏi đau khổ.

Và đây là điều mà chúng ta phải thực hiện trước khi ra đi, chứ

không phải đợi đến lúc chết hoặc sắp chết mới làm. Đây là việc mà
chúng ta phải tiếp tục thực hành, tiếp tục “minh sát”. Khi bệnh thuyên
giảm, ta “minh sát” nó. Khi bệnh trở nặng, ta “minh sát” nó. Nếu chúng
ta tiếp tục phát triển trí tuệ giống như thế, tâm sẽ khắc phục được vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.