kia, hoặc bất cứ nơi nào cả. Đây là sự chấm dứt hoàn toàn của khổ đau,
phiền não.
Khi tâm không còn chìm đắm trong hương vị của dục lạc hoặc khổ
đau, nó được tự do đúng theo bản chất của nó. Nhưng chúng ta phải quán
sát tâm thật kỹ lưỡng khi nó trống rỗng, khi nó không tạo tác bất cứ ham
muốn gì, không mong mỏi sự dễ chịu hay xua đuổi cái đau.
Khi tâm trống không như bản chất tự nhiên của nó, thì nó không có
cảm giác của bản thể; không có tên gọi. Dầu các vọng tưởng có phát
khởi, tâm xem chúng như không thật, không có thực thể. Chỉ đơn thuần
là một cảm giác, rồi nó sẽ qua đi. Một cảm giác sẽ qua đi, chỉ có thế.
Do đó, chúng ta phải quán sát hiện tượng sinh diệt. Chúng ta phải
liên tục quan sát các hiện tượng trong hiện tại – rồi tâm sẽ rỗng không,
bằng cách không suy tư, hay đặt tên cho hiện tượng sinh diệt này. Còn
việc sinh diệt, đó là đặc tính của các uẩn theo đúng bản chất tự nhiên của
chúng – tâm trống rỗng không tham dự, không bám víu vào đó. Đây là
điều chúng ta có thể áp dụng được.
Chúng ta không ngăn ngừa được khổ hay lạc, không kiềm chế được
tâm khi nó phán đoán sự việc tạo tác vọng tưởng, nhưng ta có thể sử
dụng chúng cho mục đích khác. Nếu tâm đặt tên cảm giác đau rằng, “Tôi
đau”, thì chúng ta phải xem xét phán đoán đó một cách cẩn thận, quán
chiếu nó cho đến khi ta thấy rằng nó sai. Nếu sự phán đoán đó đúng, thì
nó phải nói rằng cái đau này không phải là tôi, nó rỗng không. Hoặc giả
nếu có ý nghĩa rằng “Tôi đang trong cơn đau”, thì tư duy này cũng sai
lệch. Chúng ta phải thay đổi cái nhìn đối với các suy tư của mình để thấy
rằng sự suy nghĩ của ta là vô thường, khổ và vô ngã, và không thuộc về
ta.
Vì vậy, bất cứ điều gì phát khởi, hãy quán sát, rồi buông ngay đó.
Quan trọng là đừng bám vào đó, thì tâm sẽ duy trì được trạng thái rỗng
không theo như bản chất tự nhiên của nó. Có thể tâm đang không vướng
bận, mà thay vào đó thân đang đau hoặc đang phải chịu một trạng thái
bất thường gì đó –bất cứ điều gì đang xảy ra, chúng ta cũng phải quay
nhìn vào bên trong, nhìn thấu suốt tâm cảm của mình. Một khi ta cảm
nhận được trạng thái tâm rỗng không, thì khi có sự xáo trộn nào, có bất
cứ cảm giác khó chịu nào, ta cần ý thức rằng cái trí khiến những điều này
phát khởi là cái biết hoàn toàn sai lạc. Chánh kiến sẽ ngay lập tức có mặt
để dập tắt tà kiến.
Để giữ vững nền tảng của sự hiểu biết này, trước tiên chúng ta phải
rèn luyện cách kiềm chế tâm, đồng thời chú tâm và quán niệm về các
hiện tượng của khổ đau, phiền não. Hãy tinh tấn tu tập như thế cho đến