ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 129

để buông bỏ cái biết, là một công cụ quan trọng dường bao. Dầu có việc
gì xảy ra, thì cái biết (mà có thể) buông bỏ cái biết cũng đủ giúp ta vượt
qua. Nó giải quyết tất cả mọi vấn đề. Nếu ta để nó vuột thoát tầm tay, chỉ
cần quay lại với cái biết ấy. Hãy tự kiểm xem nó đã giúp ta được đến
đâu, nó có thể giữ cho tâm được quân bình, rỗng không trong bao lâu.

Chúng ta dần dà có thể nhận thấy điều này. Trong những giây phút

khi tâm không tham dự nhiều vào sự việc, khi nó ở mức độ bình thường
cơ bản – rỗng không, tịch lặng – hãy cẩn thận quan sát và phân tách nó.
Đừng để tâm rơi vào trạng thái xao lãng, thờ ơ, nếu không nó sẽ mất
quân bình. Nếu chúng ta ở trong trạng thái xao lãng, thì ngay khi có bất
cứ sự tiếp xúc nào ở các cánh cửa của giác quan (căn môn), tức thì sẽ có
sự bám víu hay tham đắm xuất hiện ngay khi các cảm thọ khởi lên.
Chúng ta phải chú tâm quan sát các biến đổi, phản ứng của tâm trong
từng giây phút. Một khi chánh niệm của ta vắng mặt, hãy quay trở về
ngay với cái biết ban đầu của ta. Tất cả chúng ta đều có những giây phút
thất niệm - tất cả mọi người - do dòng chảy của vô minh, dòng chảy quan
trọng nhất, vẫn còn trong tâm thức.

Đó là lý do tại sao chúng ta phải tiếp tục thực hành chánh niệm,

quán chiếu, chú tâm, để cho chúng ngày càng được sáng tỏ. Hãy để cho
tâm của chúng ta chín muồi trong chánh niệm tỉnh giác một cách liên
tục.

Một khi chánh niệm tỉnh giác đã đủ sức mạnh để giúp chúng ta nhận

biết các pháp một cách khéo léo, chúng ta có thể hủy diệt các nhiễm ô
ngay giây phút chúng xuất hiện. Ngay khi chúng ta bắt đầu có cảm giác
ưa, ghét, thì ta có thể giải quyết chúng trước khi chúng biến thành vấn đề
gì. Điều này làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Trái lại, nếu ta lơ là,
tâm sẽ duyên theo chúng, để trở nên bức bối, ám độn, tán loạn đến mức
mà nó biểu hiện ra lời nói, hành động của ta, lúc đó thì chúng ta đang bị
nhiễu loạn, rơi vào địa ngục ngay trong kiếp sống này.

Việc hành Pháp (Dhamma) đòi hỏi chúng ta phải khôn ngoan, cẩn

trọng ngay nơi tâm. Nhiễm ô luôn sẵn sàng tâng bốc, tìm mọi cách để
làm vừa lòng ta. Nếu chúng ta không khéo gìn giữ chánh niệm, nếu
chúng ta không biết cách kiềm chế tâm chặt chẽ, chúng ta không thể
sánh với nhiễm ô – vì nhiễm ô thì hằng hà. Nhưng nếu chúng ta khéo
kiểm soát tâm, các nhiễm ô sẽ khiếp phục ta, sợ sự chánh niệm tỉnh giác
của ta, sợ sự tỉnh thức của ta.

Nhận biết tâm khi nó ở trạng thái rỗng không, hoàn toàn tỉnh thức,

không bám víu vào bất cứ điều gì: Các nhiễm ô sẽ tìm chỗ ẩn núp – lặng
lẽ - như thể chúng chưa từng có mặt. Nhưng khi ta vừa buông lơi chánh
niệm, dù chỉ một giây, chúng sẽ lại trỗi dậy. Nếu chúng ta nhận biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.