ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 127

Nếu muốn, chúng ta có thể theo phương cách này: Chuyên chú vào

khía cạnh tâm luôn rỗng không. Nếu có bất cứ vọng tưởng nào khởi lên,
hãy ý thức đến các đặc tính của cảm thọ thô khi mắt thấy sắc, hoặc tai
nghe âm thanh, vân vân. Đó là cảm thọ thô, rồi nó sẽ qua đi trước khi
tâm khởi bất cứ niệm “tốt” hay “xấu” nào. Nếu chỉ là cảm thọ thô, rồi
hoại diệt, thì không có khổ đau.

Hãy quan sát giây phút khi mắt tiếp xúc với sắc. Nếu như ta không

quan tâm, thì sẽ không có cảm giác ưa hay ghét khởi lên. Nhưng nếu ta
quan tâm hay cho rằng có ý nghĩa gì đó trong sắc, thanh, hương, vị, hay
xúc đó, thì lập tức sẽ có sự bám víu.

Nếu chúng ta dừng lại để nhìn theo hướng này, ta sẽ thấy rằng sự

bám víu là một cái gì đó rất vi tế, vì nó có mặt ngay trong một hành động
rất giản đơn của ý niệm. Nếu quán sát một cách hời hợt, chúng ta sẽ
không thấy đó là sự bám víu –dầu đó chính là nó, một cách rất vi tế. Một
khi có ý niệm, thì liền có sự bám víu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải là
một quán sát viên nhanh nhạy - vì đối với các tiếp xúc của mắt và tai mà
chúng ta xem là bình thường, có rất nhiều trò quỷ quái xuất hiện cùng
lúc, điều đó có nghĩa là ta có thể không ý thức được các đặc tính của tâm
thức để cảm nhận được từng cảm thọ đơn lẻ. Chúng ta phải quan sát kỹ
lưỡng nếu muốn nhận biết những điều này. Nếu chúng ta không tỉnh thức
ở mức độ này, mọi thứ sẽ bị dính chặt trong bám víu. Những dính mắc
này sẽ gửi thông điệp của chúng đến tâm, làm duyên khởi và tạo tác đủ
mọi vấn đề khiến tâm thức ta hoàn toàn bấn loạn.

Vì vậy, nếu muốn nhìn vào nội tâm một cách thuần khiết, chúng ta

phải rất, rất chánh niệm, vì các tâm pháp rất vi tế, nhạy cảm và khó nắm
bắt. Khi tâm dường như trống không, bình thường: Đó chính là lúc
chúng ta cần phải cẩn thận quán sát, kiềm chế nó, để nhận thấy rõ ràng
cảm giác của việc thọ nhận xúc chạm. Có sự xúc chạm đơn thuần, sau đó
nó hoại diệt và tâm rỗng không. Trống không và trung tính. Một khi biết
được điều này, chúng ta sẽ biết tâm giống như thế nào khi nó không bị
duyên theo sức mạnh của nhiễm ô, tham ái và mê đắm. Chúng ta có thể
sử dụng tâm rỗng không này làm mẫu mực để so sánh và nó sẽ giúp
chúng ta rất nhiều.

Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy sự rỗng không trong tất cả các xúc

chạm giác quan, như đức Phật đã dạy chúng ta nên thấy thế gian là rỗng
không. Có nghĩa là chúng ta phải quan sát các cảm giác thô sinh diệt,
biết tâm sẽ như thế nào khi nó chẳng làm gì cả, trừ việc tiếp nhận sự xúc
chạm. Nếu chúng ta thấy được điều này, thì bước kế tiếp trên con đường
tu tập sẽ không khó khăn chút nào – vì chúng ta đã thiết lập được sự
quân bình, trung tính ngay từ lúc đầu. Việc tiếp nhận các xúc chạm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.