ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 132

Nhưng nếu tâm giữ được quân bình, hay biết dừng lại để quán sát và

tự biết bên trong, nó sẽ thấy sự việc như chúng là. Khi đó tâm sẽ tự động
buông bỏ và không còn chấp thủ. Đây là sự hiểu biết phát khởi từ tâm
chánh niệm và tỉnh giác thật sự: Nó biết và buông bỏ. Nó không bám. Dù
điều gì xuất hiện -xấu hay tốt, lạc hay khổ - khi tâm biết, tâm không bám
víu. Khi tâm không bám víu thì sẽ không có khổ đau, phiền não. Ta phải
luôn nhớ điều này. Khi tâm không chấp thủ, nó sẽ ở trạng thái an tịnh:
rỗng không, không quấy động và yên tịnh. Nhưng nếu tâm không tự thấy
và biết theo cách này, nó sẽ thất bại trước các thủ đoạn của uế nhiễm và
tham ái. Nó sẽ tạo tác ra bao điều phức tạp, khúc mắc khiến tự nó khó có
thể nhìn xuyên suốt, vì các uế nhiễm có cách làm cho tâm bám vào
chúng. Tựu trung chỉ là vấn đề thất bại của tâm do thủ đoạn của các uế
nhiễm và tham ái bên trong nó. Việc nó không tự biết mình - không biết
các trạng thái tâm sanh, diệt và nắm bắt đối tượng như thế nào- có nghĩa
là nó đánh mất mình do có quá nhiều sự bám víu.

Không có gì khó bằng sự luôn luôn quán tâm, vì tâm quá quen thuộc

với các tà kiến và quan điểm sai lầm. Đây là điều khiến tâm tự ngăn che
mình. Chính nhờ giáo lý của Đức Phật mà ta có được sự hiểu biết trong
tâm thức với nhiều tầng lớp rối rắm, phức tạp mà khi ta nhìn sâu vào nó,
ta sẽ thấy nó rỗng không - rỗng không trong bất kỳ ý nghĩa nào, trong và
ngoài bản thân nó.

Đây là sự rỗng không có thể xuất hiện rõ ràng trong tâm thức. Dầu

nó ẩn núp trong sâu thẩm, ta vẫn có thể nhìn thấy nó bằng cách quay vào
bên trong một cách tỉnh lặng. Tâm dừng lại để quán sát, để biết tự bên
trong nó. Còn đối với các cảm xúc -thấy, nghe, ngửi, nếm, và những thứ
tương tự - nó không để ý đến vì nó muốn nhìn vào tâm đơn giản và thuần
khiết, để thấy điều gì đã sanh khởi trong đó và nó dấy động các vấn đề
như thế nào. Các cảm thọ, tưởng, các tư duy, phán đoán sướng, khổ, vân
vân, tất cả đều là những hiện tượng tự nhiên. Chúng biến đổi ngay khi
vừa được cảm nhận -và chúng rất vi tế. Nếu ta nhìn chúng như là vấn đề
này hay vấn đề nọ thì chúng ta không thể biết chúng như chúng thật sự
là. Càng gán ghép cho sự vật nhiều ý nghĩa rắc rối, ta càng trở nên lạc lối
- lạc lối trong vòng luân hồi tái sinh.

Chu kỳ tái sinh và tiến trình của các tâm hành chỉ là một và giống

nhau. Kết quả là ta quay vòng vòng, lạc vào trong nhiều, rất nhiều mức
độ của tâm hành, chớ không chỉ có một. Cái biết để nhận ra tâm không
thể thâm nhập vào vì nó quay vòng vòng trong chính các tâm hành giống
nhau này, gán ghép cho chúng tên này, tên nọ, kia, rồi bám vào chúng.
Nếu tâm cho là chúng tốt thì nó chấp vào chúng là tốt. Nếu tâm cho là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.