Một Giờ Hành Thiền
Đối với những ai chưa từng ngồi thiền, thì đây là phương cách: Xếp
bằng hai chân, chân này đặt lên chân kia, nhưng đừng chặn các dây thần
kinh hay mạch máu, nếu không năng lượng chuyển động trong đôi chân
sẽ bị ứ đọng, khiến ta đau. Ngồi thẳng và hai tay xếp chồng lên nhau, để
trên đùi. Giữ đầu cao và lưng phải thật thẳng –như là có một cây thước
dựng đứng ngay sau sống lưng. Chúng ta phải cố giữ thân thật thẳng.
Đừng phí thì giờ để lưng khòm xuống rồi sửa thẳng trở lại, vì làm như
thế tâm sẽ không thể nào lắng đọng và trở nên yên tịnh được.
Giữ thân thật thẳng và chánh niệm vững chắc –vững chắc với từng
hơi thở. Dầu hơi thở chúng ta có thô hay tế, cứ thở tự nhiên. Không cần
phải cố gắng hít thở hoặc làm cho thân thể bị căng thẳng. Chỉ cần hít vào
và thở ra một cách thoải mái. Chỉ có như vậy, tâm mới bắt đầu lắng
đọng. Khi hơi thở trở nên vi tế một cách tự nhiên, tâm bắt đầu lắng đọng,
thì hãy trụ nơi tâm. Nếu nó đi lang thang, hoặc vọng tưởng phát khởi, thì
hãy giữ chánh niệm nơi tâm. Niệm tâm trên tâm trong từng hơi thở vào-
ra trong suốt giờ hành thiền.
Khi sử dụng hơi thở như sợi dây cột tâm vào một chỗ, để nó không
đi lang thang nữa, thì chúng ta cần nhiều nhẫn nại. Nghĩa là, chúng ta
phải chịu đựng đau đớn. Thí dụ, khi ngồi lâu tất nhiên ta sẽ thấy đau, vì
trước đây ta chưa từng ngồi lâu như vậy. Vì thế trước tiên phải giữ tâm
bình lặng, an nhiên. Khi cái đau phát khởi, đừng quan tâm tới nó. Hãy cố
gắng buông bỏ nó càng nhiều càng tốt. Buông bỏ cái đau và trụ vào tâm.
Đối với những ai chưa từng hành thiền, muốn làm được điều này cần
nhiều thời gian. Bất cứ khi nào cái đau hay điều gì đó phát khởi, nếu tâm
bị tham ái hay uế nhiễm chế ngự, thì nó sẽ phản kháng vì nó không thích
bị đau. Nó chỉ muốn hưởng dục lạc mà thôi.
Đó là lúc chúng ta phải thật kiên nhẫn, chịu đựng sự đau đớn vì đau
là điều bắt buộc phải xảy ra. Nếu cảm giác dễ chịu, xin đừng mê đắm nó.
Nếu cảm giác đau đớn, xin đừng xua đuổi nó. Hãy bắt đầu bằng cách giữ
cho tâm được an nhiên. Đó là điều cơ bản. Rồi thì bất cứ khi nào cảm
giác lạc hay khổ phát sinh, xin đừng thích thú hay bực dọc. Hãy giữ cho
tâm luôn an nhiên và tìm cách buông xả. Nếu cảm thấy rất đau, trước
tiên bạn phải cố gắng chịu đựng, rồi buông bỏ tâm chấp thủ. Đừng nghĩ
cái đau đó là của bạn. Hãy xem đó là cái đau của thân, cái đau tự nhiên.
Nếu tâm bám chặt vào bất cứ điều gì, chắn chắn nó sẽ khổ. Nó sẽ
phản kháng. Vì thế ở đây, chúng ta cần chịu đựng một cách kiên nhẫn và