ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 141

Dầu Hắc

Một điều quan trọng nhưng lại khó thấy trong việc tu tập của mình

là chúng ta vẫn tiếp tục bám víu vào các lạc thọ, vì các cảm thọ ở nhiều
mức độ chỉ là ảo tưởng. Chúng ta không biết rằng chúng biến đổi và
không đáng tin cậy. Thay vì mang đến cho ta lạc, chúng chỉ mang đến
cho ta phiền não -vậy mà chúng ta vẫn bám vào chúng.

Vấn đề của cảm thọ do đó thật là vi tế. Hãy quán xét cho thấu đáo

về sự chấp vào các cảm thọ: khổ, lạc và xả. Hãy quán xét và thấy cho rõ
ràng. Và chúng ta phải trải nghiệm với khổ nhiều hơn ta mong đợi. Khi
có các khổ thọ nơi thân hay tâm thì tâm sẽ phản ứng ngay vì nó không
thích khổ. Nhưng khi khổ biến thành lạc thì tâm lại thích, bằng lòng với
điều đó, vì thế tâm tiếp tục chạy theo các cảm thọ, dầu như ta đã biết,
cảm thọ luôn biến đổi, phiền não và không thật sự là của ta. Nhưng tâm
không thấy được điều đó, nó chỉ thấy các lạc thọ, và nó đòi hỏi được có
chúng.

Hãy quán niệm xem cảm thọ làm dấy khởi ái dục trong ta như thế

nào. Vì ta muốn có được các lạc thọ, nên ái dục rót bên tai những lời
khuyến khích. Nếu ta quan sát kỹ càng, ta sẽ thấy rằng điều này rất quan
trọng, vìđây là nơi mà các đạo vàcác quả dẫn đến Niết Bàn, ngay nơi
cảm thọ và ái dục. Nếu ta có thể dập tắt được lòng tham muốn các cảm
thọ, thì đó là Niết Bàn.

Trong kinh Solasa Pañhã (Kinh Nipàta V), Đức Phật dạy rằng phiền

não giống như một cơn lũ mạnh và sâu thẳm, sau đó Ngài tóm tắt
phương cách để vượt qua cơn lũ đó, chỉ bằng cách buông bỏ ái dục trong
mỗi hành động. Chúng ta có thể tu tập buông bỏ ái dục ngay nơi các thọ,
vì cách mà ta thưởng thức hương vị của thọ có nhiều mức độ. Đây cũng
là nơi mà nhiều người trong chúng ta bị lầm bởi vì chúng ta không thấy
thọ là vô thường. Ta muốn nó luôn tồn tại. Ta muốn các lạc thọ thường
hằng. Ngược lại với khổ thọ thì ta không muốn nó kéo dài, nhưng dầu ta
muốn xua đuổi nó tới đâu, ta vẫn chấp vào nó.

Ta phải quán chiếu về thọ để có thể buông bỏ ái dục ngay nơi các

thọ. Nếu ta không quán ngay nơi đây, những con đường khác mà ta theo
sẽ sinh sôi nẩy nở. Vậy hãy tu tập ngay nơi thân tâm. Khi tâm đạt được
cảm giác tỉnh lặng hay thọ lạc hoặc xả, hãy cố gắng minh sát để thấy các
cảm thọ đó là vô thường như thế nào, không phải là ta hay của ta như thế
nào. Khi làm được điều này, ta sẽ không còn thích thú cảm thọ đặc biệt
nào đó. Chúng ta có thể dừng ngay tại đó, ngay nơi mà tâm ưa thích vị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.