bám vào những thứ này để tự lừa dối mình ở nhiều, rất nhiều mức độ.
Nếu ta không thấy rõ bản chất của các quy ước như “đàn ông” hay “đàn
bà” thì ta chấp vào chúng như là tự ngã của mình –và rồi ta tự biến mình
thành những thứ ấy. Nếu ta không thể tự giải thoát mình ra khỏi các quy
ước, các chế định này, thì sự tu tập của ta chỉ dậm chân tại chổ.
Vì thế ta phải quán chiếu xuyên suốt qua nhiều mức độ. Cũng giống
như dùng vải để lọc các thứ. Nếu ta dùng vải thưa, ta sẽ không lọc được
gì. Ta phải dùng vải mịn để lọc những vật nhỏ - để đi xuống đến những
mức độ sâu hơn vàthể nhập vào chúng, từng mức độ một. Đó là lý do tại
sao có nhiều mức độ của chánh niệm, tỉnh giác, đến từng chi tiết.
Và đây là lý do tại sao việc trở nên hoàn toàn ý thức về cá tính bên
trong của ta rất quan trọng. Thiền tập thì không gì khác hơn là nắm bắt
các ảo tưởng về ngã, để xem chúng xâm nhập đến tận sâu thẳm trong ta
như thế nào, và ngay ở những mức độ thô thiển nhất chúng cũng lừa mị
được ta như thế nào. Nếu ta không nhận ra được những trò bịp bợm, lừa
mị của ngã thì sự tu tập của ta sẽ không dẩn ta tới sự giải thoát khổ. Mà
sự tu tập đó chỉ khiến ta mãi ảo tưởng khi nghĩ rằng tất cả mọi thứ là ta
hay của ta.
Tu theo giáo pháp của Đức Phật là đi ngược dòng. Tận trong sâu
thẳm, tất cả mọi chúng sinh đều thích sự dễ chịu nơi thân và ở những
mức độ cao hơn, vi tế hơn của thọ như là các loại định mang đến các
cảm giác bình an, thư thái, khiến ta thích thú. Do vậy ta cần quán sát các
cảm thọ để ta có thể buông bỏ và từ đó đoạn trừ ái dục, bằng cách hoàn
toàn ý thức về thọ như nó thực sự là – không có ngã - theo đúng bản chất
tự nhiên của nó: không vướng mắc, không bận bịu. Đây là cách để tiêu
trừ vi khuẩn ái dục để sau cùng nó mất tăm không còn dấu vết.
---o0o---