ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 145

buông bỏ được các thọ đến độ nó vượt trên các thọ khổ, lạc, xả, có nghĩa
là nó không bị kẹt vào thọ. Sau đó hãy quán sát xem tâm có thể giữ được
sự không lay động bởi các thọ như thế nào. Đây là điều ta phải cố quán
triệt để có thể buông bỏ sự bám víu vào các thọ một lần và mãi mãi, để ta
không chấp vào khổ thân hay khổ tâm, coi chúng là ta hay là của ta.

Nếu ta không buông được sự chấp vào các thọ, ở thân hay ở tâm, ta

sẽ tiếp tục bám vào chúng. Nếu là cảm thọ dễ chịu nơi thân ta sẽ bị nó lôi
cuốn. Về các cảm thọ hoàn toàn dễ chịu nơi tâm là điều ta thực sự muốn,
ta sẽ thực sự ưa thích. Rồi ta sẽ bị lôi cuốn vào các tưởng, các nhản hiệu,
các tâm hành và cả thức đi kèm theo lạc thọ. Ta sẽ bám vào các thứ này
như là ta hay là của ta.

Vì thế hãy phân tích các lạc thọ nơi thân và tâm. Hãy mổ xẻ và quán

xét xem phải buông bỏ chúng như thế nào. Đừng si mê ưa thích chúng.
Cũng đừng xua đuổi khổ thọ. Dù khổ hay lạc, hãy thấy chúng như chúng
thực sự là. Hãy thấy chúng chỉ là cảm thọ không hơn, không kém. Đừng
nghĩ rằng ta cảm thấy vui, rằng ta cảm thấy khổ. Làm được như thế, ta sẽ
có thể vượt ra khỏi khổ đau, phiền não vì ta vượt trên và vượt ngoài cảm
thọ. Rồi khi già, đau, chết xảy đến ta sẽ không bám vào ý nghĩ rằng ta
già, ta đau, ta chết. Ta sẽ có khả năng buông chúng khỏi sự nắm víu của
mình.

Nếu ta có thể quán tưởng hoàn toàn trong lãnh vực này – rằng ngũ

uẩn là vô thường, khổ và vô ngã - ta sẽ không chấp chúng là ta hay là của
ta. Nếu ta không phân tích chúng theo cách này, ta sẽ bị dính bẫy cho đến
chết. Cho tới xương, da, thịt, vân vân, cũng trở thành là “ta” hay “của
ta”. Đó là lý do tại sao ta được dạy phải quán về cái chết – để ta có thể tự
ý thức rằng cái chết không có nghĩa là ta chết. Ta phải quán cho đến khi
thực sự biết điều đó. Bằng không, ta sẽ bị vướng mắc ngay đó. Ta phải
khiến bản thân trở nên rất nhạy cảm để có thể thấy rõ ràng rằng xương,
da, thịt của ta không có tự ngã như thế nào. Nhờ thế chúng ta không chấp
vào chúng. Nhưng nếu ta vẫn còn bám víu chúng, thì ta không thực sự
thấu hiễu tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng.

Khi ta thấy xương thú, điều đó không có mấy ý nghĩa. Nhưng khi ta

thấy xương người, thì tưởng đặt tên cho chúng: ”Đó là bộ xương người.
Đó là đầu lâu người”. Khi thấy nhiều xương người, ta có thể thực sự sợ
hãi. Khi ta thấy hình bộ xương hoặc bất cứ điều gì đó thể hiện tính vô
thường và vô ngã của thân, ta sẽ bị kẹt vào đó, ở mức độ của xương và
bộ xương, trừ khi ta có thể nhìn nó một cách xuyên suốt. Thật ra không
có xương gì. Xương thì rỗng không, không có gì ngoại trừ các thành
phần cấu tạo. Nếu ta thâm nhập vào trong, ta sẽ thấy chúng chỉ là những
thể trược, các thành phần. Ngược lại thì ta sẽ bị dính ở nơi bộ xương. Và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.