ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 144

Khi Các Pháp Chế Định Bị Sụp Đổ

Để giữ yên tĩnh cho bản thân, ta phải thanh tịnh trên mọi mặt - thanh

tịnh trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Chỉ khi đó ta mới có thể quán
xét những gì xảy ra bên trong ta. Nếu không được yên tĩnh, ta sẽ tham
gia vào các chuyện bên ngoài và hậu quả là ta có quá nhiều việc để nói,
để làm. Điều này sẽ làm chánh niệm hay sự tỉnh thức của ta không được
vững chãi và liên tục. Chúng ta phải dừng suy nghĩ, nói hay làm những
điều không cần thiết để chánh niệm của ta có thể phát triển liên tục.
Đừng tự mình tham gia vào quá nhiều chuyện bên ngoài.

Khi rèn luyện tâm chánh niệm liên tục để nó giúp ta quán chiếu bản

thân, ta phải biết quán sát. Khi có xúc chạm, tâm ta có liên tục giữ được
trạng thái bình thường và không dao động không? Hay là nó chạy theo
sự ưa, ghét? Biết quán sát theo cách này giúp ta thấy và biết mình. Nếu
chánh niệm vững chắc, tâm sẽ không dao động. Ngược lại tâm sẽ
nghiêng ngã theo sự ưa, ghét. Chúng ta phải thận trọng đối với những
dao động nhẹ nhất. Đừng nghĩ rằng chúng không quan trọng, vì chúng sẽ
trở thành thói quen.

Tập để ý có nghĩa là ta cẩn thận đến từng chi tiết, những chuyện vặt,

các thói xấu nhỏ khởi lên trong tâm. Nếu làm được như thế, ta sẽ có thể
bảo vệ được tâm – là việc tốt hơn nhiều so với việc để tâm vào những
chuyện không đáng ở bên ngoài. Vì thế hãy thực sự cố gắng cẩn thận.
Đừng vướng vào các xúc chạm. Đây là điều mà ta phải rèn luyện để quán
triệt. Nếu ta tập trung một cách tuyệt đối như thế trong địa hạt của tâm,
thì ta có thể quán thọ trong từng chi tiết. Ta sẽ có thể thấy chúng một
cách rõ ràng để rồi buông bỏ chúng.

Vì thế hãy chú tâm vào việc tu tập ngay nơi các thọ: khổ, lạc và xả.

Hãy quán để biết làm thế nào buông bỏ, xem chúng chỉ là các thọ, mà
không ưa thích chúng – vì sự ưa thích các thọ chính là ái dục.Những sự
ưa thích điều này hay điều kia sẽ thâm nhập và ảnh hưởng tâm đến độ
tâm bị lôi cuốn vào các thọ nơi thân và tâm. Đây là lý do ta cần được yên
tĩnh - yên tĩnh theo hướng không để tâm bám theo hương vị của các thọ,
theo hướng có thể làm bật gốc rễảnh hưởng của chúng.

Tham dục tựa như con vi khuẩn nằm sâu trong cá tính của ta. Điều

ta đang làm đây là không để tâm chạy theo các lạc thọ, và xua đuổi các
khổ thọ. Vì ta đã quen chạy theo lạc thọ, nên ta không ưa thích khổ thọ,
và muốn xua đuổi chúng đi. Vậy thì đừng để tâm thích vui, ghét khổ.
Đừng để nó dao động trước các loại thọ. Hãy thử tập xem. Nếu tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.