ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 148

Mạng Nhện Vô Minh

Sự tự lừa dối có nhiều mức độ. Càng tu tập, càng quán xét thì ta

càng ít cho rằng mình biết. Thay vào đó, ta sẽ chỉ thấy sự tai hại trong
nhiều mặt của vô minh và sự điên rồ của riêng ta. Và việc quán sát các
con vi khuẩn trong tâm ngày càng trở nên vi tế. Khi không biết mà cứ
nghĩ rằng mình biết, thì ta xem quan điểm của mình là cái biết. Nhưng
thực sự ra những điều ta biết không phải là cái biết chân chính. Đó là
những cái biết phátxuất từ sự phán đoán, đặt tên. Vậy mà ta cứ nghĩ
chúng là trí tuệ và ta nghĩ là ta biết. Điều này tự nó là sự tự lừa dối trùng
điệp.

Do đó chúng ta phải liên tục kiểm soát những điều này, liên tụcquán

niệm về chúng. Đôi khi chúng gạt ta ngay trước mắt ta: đó là lúc thật tệ
hại, vì ta không biết là mình tự dối mình mà cứ nghĩ ta là người biết. Có
thể chúng ta có khả năng hoàn thành điều này và điều kia nhưng cái biết
của ta chỉ là sự nhớ lại các nhãn tên, các phán đoán. Ta nghĩ rằng các
nhãn tên đó là trí tuệ hay các hành là tỉnh giác, hay tri thức về tâm thức
làtỉnh giác, vì thế ta khiến cho tất cả mọi thứ đều là một mớ bòng bong.
Kết quả là ta say mê với tất cả các mảng hiểu biết đã thâm nhập vào
trong để hình thành tâm – mà chỉ là các ảo tưởng trong tâm thức. Tri
thức chân chính thì có rất ít, trong khi tri thức ảo đã bủa vây ta tứ phía.

Do đó ta phải quán chiếu, phân tích cho tới khi ta nhận biết các ảo

tưởng này trong tâm thức. Đây là điều sẽ giúp ta biết tâm. Nếu tâm thức
hướng ra ngoài, đừng chạy theo nó. Hãy dừng lại và quay vào bên trong.
Bất cứ điều gì len lỏi vào để hình thành tâm, ta phải có thái độ khôn
ngoan. Ta không thể cấm cản nó, vì đó là điều tự nhiên, và ta không thể
ngăn ngừa tâm quá nhiều. Chỉ cần trông chừng tâm để xem nó đi xa tới
đâu, nó là thật hay giả, nó hoại diệt và tái tạo như thế nào. Hãy cứ quán
sát nó. Chỉ đơn giản quán sát như thế, ta sẽ có thể biết về bản thân, biết
nhân và quả trong ta và quán chiếu bản thân. Điều này sẽ giúp cho chánh
niệm và tỉnh giác của ta được thiện xảo hơn. Không tu tập bằng cách này,
tâm ta sẽ mãi tối tăm. Nó có thể đạt được chút tỉnh lặng, chút rỗng
không, rồi ta cho rằng vậy là quá đủ.

Nhưng nếu ta nghiên cứu giáo lý của Đức Phật, ta sẽ thấy Ngài đã

không bao giờ dừng lại dù Ngài đã đạt được bất kỳ tiến bộ nào. Ngài đã
luôn bảo là: ”Vẫn còn”. Lúc đầu, Ngài đã phát triển chánh niệm, tỉnh
thức trong mọi hoạt động, nhưng sau đó Ngài đã bảo, “Hãy còn nhiều
việc phải làm, cần đi xa hơn nữa”. Còn chúng ta thì lúc nào cũng sẵn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.