ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 150

Trống Rỗng Và Trống Trải

Mở cửa tâm ra để thực sự nhìn vào nội tâm của mình không phải là

điều dễ dàng, nhưng ta có thể rèn luyện bản thân để làm điều đó. Nếu ta
có đủ chánh niệm để tự thấy và tự hiểu bản thân, ngay đó ta đã diệt trừ
được bao vấn đề. Ái dục sẽ khó thành hình. Dầu nó khởi lên dưới bất kỳ
hình thức nào, ta cũng phải thấy nó, biết nó, dập tắt nó và buông bỏ nó.

Khi ta phải làm những điều này, không có nghĩa là ta “đạt được”

điều gì, vì thật ra một khi tâm rỗng không, nó không đạt được điều gì cả.
Nhưng để nói cho những ai chưa trải nghiệm điều đó được hiểu thì nó là
thế này: Sự trống rỗng (emptiness) thì trống không (empty) như thế nào?
Có phải mọi thứ biến mất hay bị hủy diệt? Thực ra thì trống rỗng không
có nghĩa là tâm bị hủy diệt. Tất cả những gì đã bị hủy diệt là sự bám víu
và chấp thủ. Điều chúng ta cần làm là: Xem sự trống rỗng là gì khi nó
thực sự xuất hiện và không bám vào nó. Bản chất của sự trống rỗng là nó
sống mãi trong ta - đây là sự rỗng không tự ngã - tuy nhiên tâm vẫn hoạt
động, biết và thấy chính nó. Chỉ cần ta không đặt tên, phán đoán hoặc
chấp vào nó, chỉ có thế thôi.

Có nhiều loại và nhiều mức độ của sự trống rỗng, nhưng nếu đó là

sự rỗng không của loại này hay loại kia thì đó không là sự trống rỗng
chân chính, vì nó chứa đựng ý hướng cố gắng muốn biết đó là loại trống
rỗng nào, có đặc tính gì. Đây là điều mà ta phải quán sát thấu đáo nếu ta
thật sự muốn biết. Nếu đó là sự trống rỗng giả tạo, bề ngoài - sự rỗng
không của tâm tĩnh lặng, không có tâm hành về đối tượng hay không có
cảm giác về cái ngã bên ngoài đây không phải là sự rỗng không chân
chính. Sự rỗng không chân chính nằm dưới sâu, chớ không phải chỉ ở
mức độ tâm vắng lặng hay định tĩnh. Sự trống rỗng của cái không rất sâu
thẳm.

Nhưng từ những gì ta đã học, đã nghe, ta có khuynh hướng gọi sự

rỗng không của tâm tĩnh lặng như là cái không, cái trống vắng - nhưng
đây là sự đặt tên sự vật một cách sai lầm trong cái trống rỗng đó. Thật ra
đó chỉ là tâm tĩnh lặng bình thường. Ta cần nhìn sâu hơn. Dầu ta đã trải
nghiệm hay nghe về điều gì trước đây, đừng để bị kích động. Đừng đặt
tên, cho đó là trình độ chứng đắc này, chứng đắc nọ. Nếu không ta sẽ làm
hỏng mọi việc. Có thể ta đạt tới mức độ mà ta có khả năng giữ tâm vững
chắc, nhưng một khi ta đặt tên, gắn nhãn sự việc thì tâm dừng ngay tại đó
– hoặc là tán loạn khó kiểm soát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.