chúng ta không làm như thế, chúng ta sẽ bám víu vào các tâm hành thiện
và xua đuổi các ác hành đi.
Chúng ta có thể nhận ra các tâm hành, vì chúng luôn biến đổi và
hoại diệt. Lúc đó chúng ta mới ý thức rằng suốt một thời gian dài, chúng
ta đã chạy đuổi theo những thứ giả tạo, những món hàng nhái.
Ngay cả sự hiểu biết rõ ràng cũng là một hành. Nó thay đổi tùy theo
các điều kiện tâm sinh lý. Chánh niệm, tỉnh giác và cái thấy biết bằng
trực giác, tất cả đều là các hành – chỉ là chúng là các hành thiện, và
chúng ta phải tùy thuộc vào chúng trong lúc này.
Chúng ta phải hiểu các hành, biết cách sử dụng chúng cho đúng, và
rồi để chúng ra đi. Ta không cần phải tiếp tục bám víu vào chúng.
Cái biết là một hành. Không biết cũng là hành. Khi quán sát chúng
từ bên trong, chúng ta thấy rằng cả hai đều sinh và diệt. Ngay chính các
chân lý mà ta biết bằng cách này cũng không kéo dài. Chúng luôn trở
thành cái không biết.
Từ đó ta có thể thấy là các tâm hành có đủ mọi trò ở rất nhiều mức
độ và chúng ta bị dẫn dắt vào cuộc chơi với chúng.
Khi chúng ta có thể biết được các trò của tâm hành ở mọi mức độ,
thì điều đó thực sự hữu ích. Chúng ta sẽ thực sự biết đúng như những gì
Đức Phật đã dạy: “Sabbe sankhara aniccati-tất cả các pháp hữu vi đều
vô thường”. Đây là một nguyên tắc quan trọng giúp chúng ta nhìn thấy
khổ trong tất cả các hành.
Ngay cả các thiện hành, như chánh niệm tỉnh giác, tự chúng và
trong chúng cũng chứa khổ vì chúng phải thay đổi luôn. Hiện tại, ta có
thể sử dụng chúng như các dụng cụ cần thiết, nhưng ta không nên bám
riết vào chúng.
Dầu chúng ta phải gìn giữ căn bản trí của mình, sử dụng chánh niệm
tỉnh giác để kiềm chế tâm, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng tâm cũng là
một hành. Chánh niệm, tỉnh giác là các hành. Nếu chúng ta chỉ biết một
cách phiến diện, rồi đi khắp nơi rêu rao về những gì chúng ta có thể
buông xả khi tu tập, thì chúng ta đã không nhìn sâu vào các hành. Nếu đó
là sự thật, thì chúng ta vẫn sống trong dòng cuộn chảy của hành.
Chánh trí, một tâm hành thiện, cần phải được rèn luyện để đọc và
giãi mã sự việc ở bên trong và bên ngoài, kể cả bản thân nó, trên nhiều
bình diện.
Một khi chúng ta đã nhìn thấy được vô thường, và khổ, chúng ta
phải nhìn thấu suốt đến sự thiếu vắng của ngã trong tất cả các hành.
Chúng ta cần phải biết rằng tất cả các pháp là vô thường, khổ và vô
ngã. Hãy tiếp tục quán chiếu như thế cho đến khi chúng ta nhập tâm điều